
Thật khó khăn khi đang đi làm bình thường, bỗng dưng chúng ta phải chuyển sang làm việc tại nhà. Các công cụ trực tuyến dù có tiện ích đến mấy khi kết nối mọi người, chúng ta vẫn không thể có cảm giác thực của những cuộc trò chuyện trực tiếp. Những những sự tương tác cùng bạn bè, dù ngắn ngủi, giờ đã không còn, để lại những khoảng trống khó lấp, tất cả là do virus COVID-19. Nạn nhân của nó chính là những người đang phải cô đơn khi làm việc tại nhà.
Dù làm việc tại nhà đối với một bộ phần người lao động thì là lợi thế hơn so với làm việc tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ sẽ thấy thế nào khi phải cảm nhận cô đơn? Các doanh nghiệp lo ngại rằng họ sẽ khó phát triển khi nhân viên làm việc tại nhà và không hợp tác toàn diện như tại doanh nghiệp. Các nhà quản lý doanh nghiệp hãy yên tâm tham khảo và áp dụng ba chiến lược dưới đây nhằm giúp nhân viên của mình luôn cảm thấy gắn kết với nhau, kể cả khi phải làm việc tại nhà mà không phải tại văn phòng như trước.
Một trong những biện pháp tốt nhất để chống sự cô đơn trong công việc là áp dụng công cụ trò chuyện video cho những cuộc họp nội bộ doanh nghiệp. Các nhân viên sẽ vui vẻ hơn nhiều, vì có thể tương tác với đồng nghiệp nhiều nhất có thể. Vì sao các nhân viên lại cảm thấy thoải mái hơn khi tham gia trò chuyện trực tuyến thông qua video? Vì “Con người thực sự thích giao tiếp qua hình thức mặt đối mặt”.
Các nhà quản lý cũng có thể sắp đặt những sự kiện “gặp gỡ ảo”. Cuộc trò chuyện mang tính chất “giải tỏa” hoặc những lúc thư giãn thông thường cũng đủ giúp nhân viên của doanh nghiệp luôn cảm thấy được gắn bó hơn. Ví dụ, giờ nghỉ giải lao chiều, bạn – người quản lý của doanh nghiệp có thể uống cà phê, nhưng hãy thử gọi điện video, rủ các nhân viên cùng tham gia pha và tán gẫu? Thi thoảng, bạn hãy sắp thu xếp chút thời gian để mọi người lại cùng hàn huyên vui vẻ bên ly cocktail thơm ngon do chính tay mình pha chế. Hãy thử làm như thế và đoán xem kết quả.
Theo Tập đoàn Tư vấn quản lý Overland Resource Group (ORG) ở Kansas (Mĩ) chia sẻ, trò chuyện là rất cần thiết trong xây dựng các mối quan hệ tại nơi làm việc. Xây dựng sự gắn kết giữa các nhân viên cũng giúp năng suất của họ cao hơn. Một nghiên cứu tại MIT (Viện Khoa học Công nghệ Massachusetts – Mĩ) cho thấy, những nhân viên hòa đồng với đồng nghiệp tại nơi làm việc thì sẽ có năng suất cao hơn 10% trong công việc so với những nhân viên không hòa đồng. “Con người là một loài động vật có tính tổ chức xã hội rất cao. Khi phải làm việc tại nhà, mối quan hệ của chúng ta với chính bản thân sẽ bị tác động về sức khỏe và tinh thần, và quan hệ của chúng ta với người khác cũng sẽ chịu tác động về mặt nào đó”.
Khoảng thời gian cách ly tại nhà do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 là thời điểm rất tốt để kết nối các nhân viên lại với nhau, cùng tham gia những cuộc trò chuyện với những giá trị mang tính chia sẻ. Với sự hỗ trợ của những công cụ trực tuyến như Zoom hay Google Hangout, nhà quản lý doanh nghiệp có thể giúp nhân viên kết nối và tương tác với nhau dễ dàng. Họ sẽ cùng vui vẻ chia sẻ về những giá trị mà họ cảm nhận về doanh nghiệp, bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ cá nhân và sự đồng cảm cho nhau, xây dựng tập thể vững mạnh và gắn kết. Cảm giác cô đơn sẽ nhanh chóng biến mất, họ sẽ nạp đầy năng lượng và sẵn sàng đưa ra những ý tưởng mang tính đột phá trong công việc, củng cố vững chắc nền móng văn hóa của doanh nghiệp.
Nhà quản lý doanh nghiệp cần đảm bảo rằng nhân viên của họ đủ khả năng để tách biệt công việc với cuộc sống gia đình hợp lý. Điều này là rất cần thiết để họ thiết lập ranh giới cho nhân viên từ xa. Người quản lý có thể đặt ra kỳ vọng cụ thể cho nhân viên, hoặc yêu cầu bộ phận kĩ thuật cung cấp các thiết bị như máy tính xách tay (thay vì sử dụng máy tính cá nhân để bàn), để giúp nhân viên thuận tiện hơn khi tách biệt giữa cuộc sống ở nhà và công việc. Để đạt năng suất cao nhất cho công việc, nhân viên cần biết cách tách biệt những việc mà họ làm trong công việc với những thứ họ làm chỉ vì đó là niềm vui cá nhân. Ví dụ, “Bạn sẽ đọc email công việc trên một thiết bị cụ thể nào đó, nhưng thiết bị đó hoàn toàn phục vụ cho mục đích công việc. Bạn sẽ giải trí bằng cách nghe nhạc, xem phim hay làm gì đó khác, nhưng phải là trên một thiết bị khác, với mục đích duy nhất là để giải trí”.