
VIỆT NAM – Đất lành cho khởi nghiệp: Tại sao không ?
Báo cáo “Việt Nam – Đất lành cho Khởi nghiệp: Tại sao không?” mô tả một cách ngắn gọn quan điểm và mong muốn của những cá nhân tham gia khởi nghiệp về những yếu tố cần thiết để thực sự đưa Việt Nam trở thành miền đất lành cho khởi nghiệp.
Báo cáo này được Economica Việt Nam thực hiện trong khuôn khổ Dự án Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
Báo cáo có bố cục gồm 2 phần:
Phần 1: Đặc điểm chung của các doanh nghiệp Startup tại Việt Nam
Phần 2: Cần làm những gì để Việt Nam trở thành Đất lành cho Khởi nghiệp
- Hiểu đúng về khởi nghiệp và giá trị của khởi nghiệp
- Quyền tự do kinh doanh, tự do sáng tạo được đảm bảo
- Xã hội với thái độ tích cực về khởi nghiệp
- Chính phủ bao dung, thân thiện với doanh nghiệp và hành động vì doanh nghiệp.
- Thị trường năng động và cơ sở hạ tầng thuận lợi cho tiếp cận thị trường
- Khả năng tiếp cận tài chính thuận lợi
- Chương trình hỗ trợ phù hợp với nhu cầu, dễ tiếp cận
- Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, chi phí thấp
- Hệ thống giáo dục, dạy nghề hỗ trợ cho khởi nghiệp999
Báo cáo được thực hiện bởi Lê Duy Bình và Trương Đức Trọng, Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Thúy Nhị (Economica Vietnam), dưới sự điều phối và hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia thuộc Ban Pháp chế thuộc VCCI gồm ông Đậu Anh Tuấn (Trưởng Ban Pháp chế), Ông Phạm Ngọc Thạch, Bà Nguyễn Ngọc Lan và Bà Lê Thanh Hà. Với bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Phần 1 về Đặc điểm chung của các doanh nghiệp Startup tại Việt Nam.
00000
Phần 1: Đặc điểm chung của các doanh nghiệp Startup tại Việt Nam
Thúc đẩy khởi nghiệp được coi là mục tiêu và đồng thời là phương tiện để thực hiện ba đột phá chiến lược của Việt Nam, bao gồm thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Kiếm sống, làm giàu và phụng sự xã hội bằng con đường khởi nghiệp đang được các tổ chức chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức phát triển, hiệp hội, trường đại học đặc biệt quan tâm.
Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, các cuộc tọa đàm, hội thảo được tổ chức với tần suất ngày một tăng. Nhiều chính sách, luật và chương trình khuyến khích khởi nghiệp đã và đang được xây dựng, ban hành. Có thể nói rằng, tinh thần hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam đang lên cao hơn bao giờ hết.
Song điều quan trọng là tinh thần khởi nghiệp này cần được duy trì bền vững để trở thành linh hồn, nền tảng và giá trị cốt lõi của nền kinh tế, thay vì trở thành trào lưu. Trào lưu rồi sẽ qua đi nhưng những nguyên tắc nền tảng để nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp phải được hình thành, duy trì và phát triển. Nhờ đó, tinh thần khởi nghiệp mới có thể đóng góp lâu dài cho sự thịnh vượng của nền kinh tế, cho sự tiến bộ xã hội ở Việt Nam.
00000
1. Tình hình phát triển hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam
Ở Việt Nam, các ý tưởng kinh doanh không chỉ được hiện thực hóa dưới hình thức doanh nghiệp, mà còn theo hình thức cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp (hộ kinh doanh), trang trại hoặc cá nhân tự kinh doanh. Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia thống kê cho thấy có 110,000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong năm 2016.
Tình hình phát triển hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam
Niên giám thống kê (2015) cho thấy Việt Nam đã tăng thêm 83.487 cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp trong năm này, tăng thêm 83.487 cơ sở kinh doanh so với năm 2014, tăng thêm 135.293 so với năm 2013.
Tình hình phát triển hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam
Về hoạt động chăn nuôi, Việt Nam tăng thêm 2.275 trang trại khu vực nông thôn vào năm 2015. Số liệu thống kê cho thấy, giai đoạn 2011-2015, trung bình mỗi năm cả nước gia tăng thêm khoảng 2.328 trang trại.
Tình hình phát triển hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam
Ngành nghề khởi nghiệp có sự phân hóa đa dạng. Bất động sản, nông lâm nghiệp và thủy sản; nghệ thuật vui chơi giải trí, vận tải kho bãi và dịch vụ việc làm có số lượng doanh nghiệp đăng ký tăng cao trong những năm qua.
Các ngành còn lại cũng ghi nhận sự tăng trưởng số lượng doanh nghiệp đăng ký mới. Trong đó, tăng trưởng cao nhất thuộc về 7 nhóm ngành đều có mức tăng trên 20%:
- Khoa học công nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế
- Xây dựng
- Y tế và hoạt động xã hội
- Tài chính ngân hàng và bảo hiểm
- Dịch vụ lưu trú và ăn uống
- Công nghiệp CBCT
- Giáo dục và đào tạo
00000
2. Đặc điểm nhân khẩu học của chủ doanh nghiệp Startup Việt
Thứ nhất, Phần lớn chủ doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp trong độ tuổi 30
u
Thứ hai, Về trình độ học vấn, đa phần các doanh nghiệp khởi nghiệp trong 3 năm gần đây đều có bằng đại học theo điều tra của VCCI.
i
Thứ ba, Về khởi nguồn, phần lớn doanh nghiệp Startup khởi nguồn từ khu vực gia đình, hầu hết được đi lên từ mô hình kinh doanh hộ gia đình. Cụ thể, 73% chủ doanh nghiệp thành lập trong 3 năm gần đây xuất thân từ khu vực tư nhân, 70% doanh nghiệp có xuất thân từ hộ kinh doanh cá thể.
i
Thứ tư, Về động lực khởi nghiệp, khát vọng làm chủ chính là khơi nguồn cho ý chí khởi nghiệp
iii
Thứ năm, phần lớn các doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu của lộ trình phát triển, với quy mô lao động thấp và ít tham gia vào hoạt động xuất khẩu, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
iiiii
Thứ sáu, Về triển vọng kinh doanh, nhiều tín hiệu tăng trưởng khả quan trong tương lai với 17% có thể tăng quy mô và chỉ 6% có thể đóng cửa