VIỆT NAM – Đất lành cho khởi nghiệp: Tại sao không? (Phần 2.1) – eSmart

VIỆT NAM – Đất lành cho khởi nghiệp: Tại sao không? (Phần 2.1)

Small Business Ideas In Vietnam

VIỆT NAM – Đất lành cho khởi nghiệp: Tại sao không ?

Báo cáo “Việt Nam – Đất lành cho Khởi nghiệp: Tại sao không?” mô tả một cách ngắn gọn quan điểm và mong muốn của những cá nhân tham gia khởi nghiệp về những yếu tố cần thiết để thực sự đưa Việt Nam trở thành miền đất lành cho khởi nghiệp. Báo cáo này được Economica Việt Nam thực hiện trong khuôn khổ Dự án Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

Với phần 1 của Bài viết VIỆT NAM – Đất lành cho khởi nghiệp: Tại sao không ? chúng ta đã cùng tìm hiểu về đặc điểm chung của các Start-up Việt Nam.

Với phần 2 của bài viết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Cần làm những gì để Việt Nam trở thành Đất lành cho Khởi nghiệp thông qua 9 nội dung cốt lõi, được trình bày thành 9 bài viết riêng biệt để giúp bạn có cái nhìn chi tiết và toàn diện nhất:

  1. Hiểu đúng về khởi nghiệp và giá trị của khởi nghiệp
  2. Quyền tự do kinh doanh, tự do sáng tạo được đảm bảo
  3. Xã hội với thái độ tích cực về khởi nghiệp
  4. Chính phủ bao dung, thân thiện với doanh nghiệp và hành động vì doanh nghiệp.
  5. Thị trường năng động và cơ sở hạ tầng thuận lợi cho tiếp cận thị trường
  6. Khả năng tiếp cận tài chính thuận lợi
  7. Chương trình hỗ trợ phù hợp với nhu cầu, dễ tiếp cận
  8. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, chi phí thấp
  9. Hệ thống giáo dục, dạy nghề hỗ trợ cho khởi nghiệp

Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Phần 2.1 của bài viết để cùng Hiểu đúng về khởi nghiệp và giá trị của khởi nghiệp.

Hiểu đúng về khởi nghiệp

Kh%E1%Bb%9Fi%20Nghi%E1%Bb%87P%20L%C3%A0%20G%C3%Ac(1)

Hiểu đúng về khởi nghiệp và giá trị của khởi nghiệp.

Vì sao cần hiểu đúng về khởi nghiệp ?

Hiểu đúng vể khởi nghiệp cũng giúp mỗi người dân, mỗi thanh niên sẽ có lựa chọn đúng ý tưởng và mô hình kinh doanh để thực hiện đam mê, hoài bão của mình mà không bị ảo tưởng và xa rời thực tế. Thành lập doanh nghiệp hay cơ sở kinh doanh là điều đáng được khuyến khích, song xã hội cũng cần có những người làm việc trong doanh nghiệp.

Việc định hướng, chuẩn bị cho thanh niên, sinh viên các kiến thức, kỹ năng làm việc trong các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Họ phải được chuẩn bị để có đủ trình độ, kiến thức và tính chủ động và sáng tạo để tham gia vào chương trình Tinh thần Khởi nghiệp trong Doanh nghiệp (corporate entrepreneurship hay corporate venturing) – một quá trình được sử dụng nhằm hình thành một doanh nghiệp mới, một sản phẩm, dịch vụ mới, hoặc một quy trình, phương thức sản xuất mới trong một doanh nghiệp hoặc một tổ chức đã tồn tại nhằm tạo ra giá trị, tạo ra nguồn thu mới thông qua các tinh thần và hành động khởi nghiệp của chính các nhân viên của doanh nghiệp và tổ chức đó.

Khái niệm khởi nghiệp

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu: ” Khởi nghiệp không chỉ là thiết lập các mô hình, ý tưởng sản xuất kinh doanh, đó có thể là khởi sự hành động trong các lĩnh vực khác nhau, hướng tới phục vụ cộng đồng, xã hội, giải quyết bài toán về con người và sự phát triển bền vững. Đặc biệt ở đây có doanh nghiệp trẻ, thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn, nơi nhân dân ta đang chờ các bạn để có sự đổi thay, làm cho năng suất lao động tăng lên vì chúng ta biết trên 50% dân số nước ta sống ở nông thôn. Cho nên, tôi đặc biệt quan tâm đến chương trình khởi nghiệp ở nông thôn….”

Luật Doanh nghiệp hiện hành có quy định “Hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên hơn 10 lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp” . Các cơ quan chức năng sẽ cần thận trọng hơn khi thực hiện các biện pháp buộc các hộ đăng ký kinh doanh nâng cấp thành doanh nghiệp, trong khi thực tế, hình thức này lại rất phù hợp với nhiều đối tượng kinh doanh. Sẽ hợp lý hơn nếu quy định khuyến khích mọi hình thức khởi nghiệp, mô hình kinh doanh, hình thức pháp lý dễ dàng, đỡ tốn kém và phù hợp với điều kiện của những cá nhân mới bắt đầu khởi nghiệp.

Bài học kinh nghiệm tại các nước Bắc Âu hoặc các quốc gia OECD cho thấy các hình thức như tự doanh (self-employed), không cần thành lập doanh nghiệp chính thức (nhưng vẫn thực hiện các nghĩa vụ thuế đầy đủ) vô cùng phổ biến và đóng góp tích cực cho nền kinh tế.

Trong khi đó, tại Việt Nam, mô hình khởi nghiệp dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể, vốn rất được ưa chuộng, dường như lại không được chú trọng đúng mức. Mọi nỗ lực hay chính sách hỗ trợ đa phần hướng tới các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, tới việc thành lập doanh nghiệp chính thức, chứ chưa quan tâm tới các mô hình khởi nghiệp của hộ cá thể.

Giá trị của khởi nghiệp

093738Chinh Sach Uu Dai Doi Voi Trung Tam Va Ca Nhan To Chuc Khoi Nghiep
Việt Nam – Đất Lành Cho Khởi Nghiệp: Tại Sao Không? (Phần 2.1)

Hiểu đúng về khởi nghiệp và giá trị của khởi nghiệp.

Khởi nghiệp đâu chỉ mỗi là thành lập các doanh nghiệp, Ông Vũ Tuấn Anh, Viện Quản lý Việt Nam, với kinh nghiệm hơn chục năm hỗ trợ cho các hoạt động khởi nghiệp và thực hiện các dự án hỗ trợ khởi nghiệp cho rằng: “Nhiều chương trình và hoạt động trong thời gian gần đây tập trung tạo dựng các CEO công ty khởi nghiệp (start-up) mang tính đột phá. Trong tiếp cận ý tưởng về chương trình quốc gia khởi nghiệp, việc tạo dựng các công ty khởi nghiệp và các CEO là chính xác và cần thiết. Tuy nhiên, nếu tập trung ngay toàn bộ hoạt động và nguồn lực vào mục tiêu đó thì có thể chưa hợp lý.

Lý do thứ nhất để nói cách tiếp cận này có khiếm khuyết đó là tỷ lệ tồn tại của các công ty khởi nghiệp thường chỉ là 5-10% sau 3-5 năm hoạt động. Như vậy, nếu chỉ tập trung cho CEO cũng chỉ có thể tạo dựng được một số rất ít thanh niên cho chương trình khởi nghiệp toàn quốc.

Lý do thứ hai, muốn trở thành một CEO trong công ty khởi nghiệp, các bạn trẻ cần phải sở hữu đầy đủ và phát triển đột phá những năng lực, kỹ năng và kiến thức. Không phải số đông bạn trẻ làm được điều này.

Lý do thứ ba, trên thực tế, ý tưởng để tạo ra một công ty khởi nghiệp đột phá không phải là vô hạn. Một cách hiển nhiên, chúng ta không thể có 1 triệu ý tưởng khởi nghiệp đột phá, về công nghệ chẳng hạn, để tạo ra 1 triệu công ty và tương ứng là 1 triệu CEO.

Nhìn từ các khía cạnh này, chúng ta cần tiếp cận chương trình quốc gia khởi nghiệp theo góc độ khác. Nếu hiểu “quốc gia khởi nghiệp” là một kim tự tháp, thì tầng thấp nhất của nó là các hoạt động và các chương trình nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong doanh nghiệp (corporate entrepreneur).

Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều cần tinh thần khởi nghiệp để tạo sản phẩm mới và động lực phát triển mới. Ở cấp độ thông thường và phổ biến nhất, đó chính là khởi nghiệp trong doanh nghiệp. Các bạn trẻ sẽ đảm nhận phát triển một cái mới trong doanh nghiệp
với nguồn lực và các quy định sẵn có. Theo cách tiếp cận này, khởi nghiệp trong doanh nghiệp được gắn liền với các khái niệm đổi mới và sáng tạo.


Từ kinh nghiệm hỗ trợ các khởi nghiệp của mình, Ông Vũ Tuấn Anh khẳng định rằng, nếu theo cách tiếp cận này, mục tiêu của chương trình quốc gia khởi nghiệp Việt Nam là phải tạo ra cảm hứng và thúc đẩy toàn bộ thế hệ trẻ vận dụng tinh thần khởi nghiệp trong mỗi doanh nghiệp hoặc tổ chức mà họ đang làm việc. Tinh thần doanh nghiệp ở đây có thể hiểu là vượt khó khăn, thách thức thử thách, không ngừng sáng tạo và không ngại đổi mới.

Hướng tiếp cận này sẽ ngay lập tức tạo ra các giá trị. Điều quan trọng nữa là chúng ta sẽ tạo ra một thế hệ trẻ mang sẵn trong mình năng lực của những “chiến binh khởi nghiệp” để chuẩn bị cho tầng kế tiếp. Tầng kế tiếp của “kim tự tháp khởi nghiệp” nhằm tạo ra lực lượng lao động trong các doanh nghiệp start-up.

Các bạn trẻ Việt Nam thường có xu hướng tìm kiếm việc làm trong các doanh nghiệp lớn và bền vững, tuy nhiên, làm việc trong start-up là bước đầu tiên để các bạn chính thức gia nhập vào cộng đồng khởi nghiệp. Tầng thứ ba của kim tự tháp mới chính là thành lập doanh nghiệp …”.

Bạn còn chần chừ gì?

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay

Các bài viết liên quan