Tư duy hệ thống – eSmart
Tu Duy He Thong 01

Tư duy hệ thống là cách tư duy, cách nhìn một sự việc nằm trong 1 hệ thống, có liên hệ mật thiết với nhau. Tư duy hệ thống cho chúng ta biết tất cả các thành phần trong 1 hệ thống có tác động, ảnh hưởng đến với nhau như thế nào và nó ảnh hưởng đến thế giới Xung quanh của chúng ta ra sao. Nó cho chúng ta có khả năng nhìn 1 bức tranh tổng quát, một bức tranh lớn khi quan sát bất kỳ sự việc gì và cách vận hành của chúng để tạo ra 1 hệ thống hoàn chỉnh.

Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về khái niệm, những ứng dụng của nó trong một vài  lĩnh vực. Chúng ta cũng thảo luận về những nguyên lý vận hành, những lợi ích của loại tư duy này và cách áp dụng nó vào việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Tu Duy He Thong 03 1

Tư duy hệ thống là một cách nhìn 1 hiện tượng luôn thuộc về 1 hệ thống, trong đó các phần tử riêng biệt có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Nó cũng là một khả năng thấy được một bức tranh lớn, hiểu về mối quan hệ của các phần tử trong đó và cách chúng liên kết với nhau để tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh. Nó là 1 cách tiếp cận tổng thể bao gồm tất cả các mặt của 1 hệ thống: đầu vào, quá trình và đầu ra.

Tu Duy He Thong 05 1

Tính tổng quát: Tư duy hệ thống luôn nhìn mọi sự vật thuộc về 1 hệ thống, chứ không phải là một sự việc, 1 thành phần riêng biệt ( không liên quan đến nhau). Nghĩa là chúng ta luôn nhìn thấy mối liên hệ của các sự việc với nhau và chúng tác động lẫn nhau như thế nào.

Sự liên kết chặt chẽ: Tư duy hệ thống cho thấy sự liên kết chặt chẽ giữa các phần tử với nhau. Khi một phần tử thay đổi thì nó tác động đến các phần tử khác và toàn bộ hệ thống như thế nào?

Tập trung trên các khuôn mẫu và các vòng lặp phản hồi: tư duy hệ thống luôn tìm kiếm các khuôn mẫu chung và các vòng lặp phản hồi trong một hệ thống. Điều này có nghĩa là một hệ thống phản ứng như thế nào với các đầu vào và tính tự điều chỉnh qua thời gian của nó.

Ở đây chúng ta hiểu khái niệm khuôn mẫu trong tư duy hệ thống là một biểu hiện của một quy luật được quan sát. Các mẫu được tồn tại trong tự nhiên lẫn trong các ngành khoa học, ví dụ các lý thuyết trong khoa học là các khuôn mẫu.

Vòng lặp phản hồi là một cơ chế trong đó đầu vô bao giờ cũng đưa đến một đầu ra và có các ảnh hưởng nhất định đến đầu ra ( quy luật nhân quả). Vòng lặp phản hồi có thể mang tính âm hoặc dương.

Một ví dụ về vòng lặp dương: Bạn chơi game và thu về điểm thưởng. Khi bạn được nâng hạng thì thách thức càng khó hơn nhưng bạn cũng được cấp các vũ khí hoặc công cụ lợi hại hơn. Thách thức càng cao thì điểm thưởng càng lớn điều này dẫn đến khả năng nâng hạng của bạn càng cao. Điều này tạo ra vòng lặp có tính dương khi mà sự thành công của bạn sẽ dẫn đến các cơ hội thành công lớn hơn.

Ngược lại, một ví dụ về vòng lặp âm: Nhiệt kế trong hệ thống làm lạnh. Khi nhiệt độ trong phòng cao hơn so với nhiệt độ được ấn định trong nhiệt kế, nó sẽ kích hoạt cho hệ thống làm lạnh hoạt động, cho đến khi nhiệt độ xuống đến bằng nhiệt độ được điều chỉnh thì máy sẽ tự ngưng. Vòng lặp này sẽ giữ cho nhiệt độ ở trong phòng luôn luôn ổn định ở nhiệt độ đã được ấn định trước đó.

Mối quan hệ nhân quả (Casuality): Phản ánh mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả trong 1 hệ thống.

Hiện tượng nổi lên (Emergence): “Emergence” là hiện tượng mà một hệ thống, bao gồm nhiều thành phần tương tác với nhau, thể hiện các tính chất hoặc hành vi không thể được dự đoán hoặc hiểu bằng cách chỉ nhìn vào các thành phần riêng lẻ. Thay vào đó, các tính chất hoặc hành vi này “nổi lên” từ sự tương tác và mối quan hệ giữa các thành phần.

Ví dụ, hãy xem một đàn chim bay theo đội hình. Mỗi con chim tuân theo một tập hợp quy tắc đơn giản, chẳng hạn như giữ khoảng cách nhất định với các đồng loại và điều chỉnh hướng bay của mình theo hướng trung bình của cả đàn. Tuy nhiên, đội hình mà đàn chim tạo ra không thể được dự đoán chỉ bằng cách nhìn vào từng con chim một cách riêng lẻ. Đội hình được hình thành từ hành vi tập thể của toàn bộ đàn chim.

Tương tự, trong xã hội con người, các quy tắc văn hóa và niềm tin nổi lên từ sự tương tác và mối quan hệ giữa cá nhân, thay vì được quy định bởi một cá nhân hoặc cơ quan duy nhất. Các tính chất “emergent” thường là nhiều hơn tổng của các thành phần và không thể được hiểu hoàn toàn bằng cách phân tích các thành phần riêng lẻ.

Trong tư duy hệ thống, “emergence” là một khía cạnh quan trọng để xem xét vì nó nhấn mạnh sự kết nối và sự phụ thuộc lẫn nhau của các thành phần trong một hệ thống. Nó nhắc nhở chúng ta rằng một hệ thống không chỉ là tổng của các phần của nó và rằng các tương tác giữa các thành phần có thể dẫn đến các kết quả không thể dự đoán và mới lạ. Hiểu “emergence” có thể giúp chúng ta thiết kế các hệ thống hiệu quả và hiệu quả hơn, cũng như dự đoán và giảm thiểu những kết quả không mong muốn sẽ xảy ra.

Tu Duy He Thong 07 1
Tu Duy He Thong 10

Tăng cường hiệu quả trong các quyết định: Tư duy hệ thống giúp cho chúng ta thấy nguồn gốc của của các vấn đề qua việc tiếp cận các vấn đề một cách toàn diện, so với tư duy truyền thống ( tư duy tuyến tính), chỉ tập trung và thấy một vấn đề như 1 sự việc, 1 hiện tượng riêng lẻ. Điều này giúp cho các quyết định của chúng ta có hiệu quả và khả thi hơn trong dài hạn.

Tu Duy He Thong 14

Giúp việc giao tiếp tốt hơn: Tư duy hệ thống giúp cho các bên liên quan hiểu nhau hơn vì họ hiểu được hệ thống vận hành như thế nào và họ góp phần cùng cải thiện hệ thống này tốt hơn như thế nào.

 

Tu Duy He Thong 17

Tăng cường sự sáng tạo: Giúp chúng ta ‘ thinking out the box’, khi quan sát 1 sự việc thì chúng ta có thể  hình dung được cả hệ thống đang vận hành xung quanh nó, thấy được ‘gốc của vấn đề’. Từ đó, chúng ta dễ dàng hơn trong việc tìm ra nhiều ý tưởng để cải thiện nó.

Các bài viết liên quan

Để lại thông tin tư vấn