“Một thái độ tích cực thể hiện qua việc hỏi làm thế nào để hoàn thành công việc, thay vì nói rằng công việc đó không thể hoàn thành.”
Bo Bennett
“Tránh những tình huống có thể khiến bạn thất bại, sẽ là thất bại lớn của bạn.”
Peter McWilliams
“Chúng ta không nhìn nhận mọi việc như cách chúng thể hiện, mà chúng ta nhìn nhận chúng theo cách của chúng ta.”
Anais Nin
Cải thiện cách nhìn và cảm nhận về cuộc sống là một trong những điều đầu tiên tôi thực hiện để bắt đầu việc cải thiện và phát triển năng của lực bản thân. Tôi đã theo đuổi điều này trong hơn 10 năm qua và cứ thế từng bước, tôi đã có thêm những cách nhìn nhận tích cực, lạc quan hơn dù đôi lúc vẫn vấp ngã.
Theo thời gian, thái độ của tôi trở nên ổn định hơn, tôi không chỉ nhìn thế giới theo cách ngày càng tích cực, mang tinh xây dựng hơn, mà còn có thể giữ vững cách nhìn và cảm nhận đó trong những thời điểm khó khăn để tiếp tục có những hướng đi tốt đẹp hơn phía trước.
Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ những thói quen tốt nhất, thông minh nhất và hiệu quả nhất mà tôi đã học được trong suốt hơn một thập kỷ. Tôi hy vọng bạn sẽ tìm thấy một cái gì đó hữu ích ở đây.
1. Tìm kiếm những điểm tích cực trong một tình huống tiêu cực
Một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất để xây dựng một cái nhìn tích cực hơn theo kinh nghiệm của tôi là đặt những câu hỏi hữu ích và mang tính xây dựng càng thường xuyên càng tốt.
Thời điểm một tình huống có những chuyển biến tiêu cực, thời điểm mà tôi thường phạm sai lầm, vấp ngã và lạc đường – tôi tự đặt ra cho bản thân những câu hỏi này:
“Điều gì tốt, hoặc tích cực trong tình huống này?”
“Điều gì sẽ là cơ hội tiềm năng trong tình huống này”
…
Như thế sẽ tốt hơn nhiều so với những gì tôi thường làm trong các tình huống tương tự trước đây – tự hỏi tại sao mình kém đến thế và tại sao mọi việc càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, không phải lúc nào tôi cũng sử dụng những câu hỏi này ngay lập tức. Thông thường tôi cần một ít thời gian để xử lý những suy nghĩ và cảm xúc hình thành khi tôi đang ở trong tình huống đó. Việc gắng gượng hay ép buộc phải tích cực trong khi cảm xúc, những cú sốc hay sự hoảng loạn vẫn còn sẽ không bao giờ mang lại hiệu quả tốt nhất.
2. Sống và trau dồi trong môi trường tích cực
Những người bạn chọn để dành thời gian với họ và những thông tin bạn nhận được từ xa như TV hoặc Internet sẽ có ảnh hưởng lớn đến cách bạn nhìn nhận.
Giữ được sự tích cực là điều cần thiết để có những tác động có thể hỗ trợ cho cuộc sống của bạn, nâng đỡ bạn thay vì kéo bạn xuống. Vì vậy, hãy xem xét cẩn thận những gì bạn đưa vào tâm trí của mình.
Ví dụ bạn có thể tự hỏi mình:
3 người tiêu cực nhất mà tôi thường tiếp xúc là ai?
3 nguồn thông tin tiêu cực nhất mà tôi gặp phải là đâu?
Hãy xem xét kĩ lưỡng các câu trả lời. Sau đó, suy nghĩ làm thế nào để bạn có thể bắt đầu dành ít thời gian hơn với một trong những người hoặc các nguồn thông tin này. Và làm thế nào để bạn có thể dành khoảng thời gian đó để tiếp cận với những người và nguồn tích cực hơn xung quanh bạn.
3. Bước đi chậm rãi
Tôi thấy rằng mỗi khi tôi làm quá nhanh, khi cố gắng suy nghĩ, ăn, nói và di chuyển gấp gáp thì tôi càng dễ dàng phạm sai lầm hơn. Và căng thẳng lại càng thêm tích tụ.
Nhưng nếu tôi làm chậm đi chỉ trong ít phút – ngay cả khi tôi buộc phải đi đứng, nói chuyện và ăn uống chậm hơn – tâm trí và cơ thể của tôi đều trở nên bình tĩnh hơn. Nó trở nên dễ dàng hơn để suy nghĩ mọi chuyện rõ ràng một lần nữa và dễ dàng hơn để tìm thấy những quan điểm lạc quan và mang tính xây dựng.
4. Đừng làm “chuyện bé xé ra to”
Rất dễ dàng để bạn làm mất quan điểm của bản thân, đặc biệt là khi bạn đang căng thẳng và bạn đang đi quá nhanh. Và do đó, mọi đụn đất nhỏ trên đường đi của bạn đều có thể trở thành một ngọn núi lớn và đáng sợ trong tâm trí của bạn.
Một cách đơn giản gồm ba bước để xử lý những tình huống như vậy, để mọi việc vẫn nằm trong tầm kiểm soát của bạn:
“Không”. Hãy hét lên trong tâm trí bạn: “Không!” ngay khi những suy nghĩ như thế bắt đầu hình thành trong đầu của bạn.
Hít thở. Sau đó hãy ngồi xuống và thở nhẹ nhàng bằng bụng, chỉ tập trung vào hơi thở ra vào trong một hoặc hai phút để tâm trí và cơ thể của bạn bình tĩnh hơn.
Tập trung. Đặt câu hỏi cho những suy nghĩ của bạn và nói chuyện với ai đó gần gũi để nhận được những quan điểm khách quan về tình huống bạn đang gặp. Hoặc đơn giản hãy tự hỏi bản thân những câu này để mở rộng quan điểm của bạn: Vấn đề này ảnh hưởng gì trong 5 năm tiếp theo? Hoặc thậm chí 5 tuần tiếp theo?
5. Cho đi sự tích cực
Khi chúng ta cho đi một thứ, chúng ta thường mong muốn được nhận lại như thế hoặc hơn từ thế giới xung quanh.
Điều bạn cho đi chính là điều quý giá nhất, không phải ở việc bạn cho ai và cho vào thời điểm nào. Điều bạn cho đi và cách bạn đối xử với người đó sẽ chính là điều bạn được nhận lại. Và cách bạn đối xử và nghĩ đến những xung quanh bạn như thế nào, thì cũng sẽ là cách bạn đối xử và nghĩ về bản thân như vậy.
Hãy giúp đỡ. Giúp một tay khi chuyển đồ đạc, cho một người nào đó quá giang xe,…
Hãy lắng nghe. Khi một người muốn tâm sự với bạn, đôi khi điều họ cần không phải là những lời khuyên giải. Họ chỉ muốn có một người ở bên họ hoàn toàn và lắng nghe.
Hãy đẩy cao tinh thần. Cười lên. Mở một bản nhạc với giai điệu thật hào hứng hoặc đi xem một bộ thú vị với bạn bè hoặc hãy động viên một ai đó khi họ đang có một ngày tồi tệ.
Henrik Edberg
Nguồn: http://www.positivityblog.com/index.php/2014/04/09/how-to-stay-positive/