Những sai lầm ngu ngốc người thông minh hay mắc phải – eSmart

Những sai lầm ngu ngốc người thông minh hay mắc phải

Chúng ta luôn cho rằng, người thông minh sẽ dễ dàng đạt được thành công, nhưng IQ sẽ chỉ giúp bạn ở một chừng mực nào đó. Phần còn lại của thành công là tránh những sai lầm ngu ngốc, những sai lầm có thể mang công ty của bạn đi xuống. Trong bài viết này, tôi sẽ mô tả 10 sai lầm mà những người thông minh cần phải tìm hiểu để tránh nếu họ muốn thành công hơn.

1. Dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ và không đủ thời gian làm

Lập kế hoạch và chuẩn bị là phần quan trọng trong việc đạt được thành công, nhưng quan trọng nhất tất cả vẫn là hành động. Bạn không thể nghĩ theo cách của bạn để thành công, điều này không có nghĩa là bạn thông minh như thế nào. Ở một số trường hợp, bạn cần phải xắn tay áo lên và hành động.

2. Chờ để được thăng chức trước khi làm các công việc ở mức tiếp theo

Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo, bạn cần phải bắt đầu từ một nhà chỉ huy. Lãnh đạo không phải là một chức vụ hoặc một vị trí, nó thuộc về hành động, ảnh hưởng và khả năng để gặt hái được kết quả. Trong suốt sự nghiệp của tôi, tôi từng đã thấy mọi người chờ đợi để được đề bạt một vị trí chỉ huy trước khi họ trở thành lãnh đạo. Nhưng điều đó giống như chờ đợi để được chọn cho một đội bóng đá trước khi bạn học để đá tốt hơn tại một trận bóng. Thường thường thì nó sẽ không xảy ra. Hãy là người dẫn đầu trước và sau đó chức vụ, địa vị sẽ đến.

3. Làm quá vấn đề

Chúng ta có một xu hướng tự nhiên là làm quá vấn đề, và những người thông minh thì tệ hơn, điều này giống như một tai họa. Hầu hết họ thường giải quyết vấn đề một cách phức tạp để chứng minh họ thật sự là người thông minh như thế nào. Nhưng như Tony Robbins đã nói “Phức tạp là kẻ thù của thực hiện”, và nếu chúng ta làm cản trở khả năng có thể thực hiện, thì chúng ta sẽ làm giới hạn kết quả mà ta có thể hoàn thành.

4. Đánh giá thấp những nỗ lực

Tài năng là 1 phần trăm của cảm hứng và 99 phần trăm còn lại là công sức bỏ ra. Vấn đề là, thường thì công sức bỏ ra cần phải đến đầu tiên, không phải là ngược lại. Chỉ khi làm việc thật là chăm chỉ thì chúng ta mới có thể nhìn thấy được cách thông minh hơn để làm những việc cần thiết. Hãy nhớ rằng, nó rất cần thiết và đó là mẹ của sự phát minh.

5. Giao tiếp không rõ ràng

Khi chúng ta giao tiếp, người truyền đạt thông tin phải có trách nhiệm thông tin truyền đi phải chắc chắn là đã nhận được và đã được hiểu. Chúng ta cần phải giải thích mọi thứ rõ ràng và đơn giản. Khi mọi người có thể hiểu được, thì sau đó họ mới có thể thực hiện. Bên nhận thông tin phải tìm ra những gì đang được nói, và những gì cần phải được thực hiện. Chúng ta đủ thông minh không có nghĩa là người nghe nhận được thông điệp được hiểu đầy đủ về nó. Và khi những người thông minh làm điều này sai, nó có thể dẫn đến thất bại cho cả hai.

6. Từ bỏ khi đối mặt với thất bại

Tôi đã từng viết về tầm quan trọng của thái độ hơn là khả năng. Nếu không có thái độ đúng đắn, chúng ta sẽ bỏ cuộc một cách nhanh chóng, chúng ta chấp nhận thất bại như là kết quả cuối cùng. Để thành công bạn cần phải xây dựng thái độ tận tâm đi cùng với năng khiếu của mình, và sau đó không gì có thể ngăn cản bạn được. Thất bại là không thể tránh khỏi. Đây là cách chúng ta đối phó với nó và để xác định mức độ thành công mà chúng ta sẽ đạt được.

7. Không được ủy nhiệm

“Sẽ nhanh hơn nếu tôi chỉ làm nó bản thân mình” là một cụm từ bạn thường nghe từ những người hoặc là đấu tranh để được ủy nhiệm hoặc những người không thích được giao phó. Nhưng khi bạn từ chối để ủy nhiệm công việc là bạn đã hạn chế thành tựu của nhóm mình và cả với những gì bạn có thể đạt được cho chính bản thân mình. Khi bạn được ủy nhiệm, nó cho phép bạn tăng kết quả một cách đáng kể. Ngoài ra, nếu bạn không được ủy nhiệm, bạn cảm thấy phù hợp với công việc hiện tại của bạn, có thể điều này giống như là tốt, nhưng thực sự nó đang ngăn cản sự thăng tiến của bạn.

8. Từ chối phản hồi

Để cải thiện hiệu suất, chúng ta cần phải nhận được thông tin phản hồi. Nó cho phép chúng ta biết những gì diễn ra tốt đẹp và những gì chúng ta cần phải làm. Nếu không có phản hồi, chúng ta có thể phát triển những thói quen xấu làm giảm cả hiệu quả và năng suất. Đừng là người mà chỉ cho rằng mình là thông minh, nghĩ rằng mình biết tất cả. Tất cả chúng ta có thể làm tốt hơn, và để cải thiện chúng ta cần những thông tin phản hồi.

9. Chờ cho đến khi cảm thấy sẵn sàng 100% trước khi chộp lấy một cơ hội

Hoàn hảo là kẻ thù của đủ tốt, và nếu chúng ta đợi cho đến khi tất cả mọi thứ hoàn hảo, thì sẽ không bao giờ đạt được bất cứ điều gì. Vâng, chúng ta luôn có thể chuẩn bị nhiều hơn một chút, nhưng một trong những chìa khóa để thành công là bắt đầu.

Cơ hội lớn không đến mỗi ngày, và nếu chúng ta đợi cho đến khi chúng ta cảm thấy sẵn sàng, thì ta đã bỏ lỡ chúng.

10. Đánh giá thấp giá trị của sự không thông minh

Chỉ vì một người nào đó “đặc biệt” thiếu trình độ giáo dục mà lời nói và ý kiến của họ sẽ không được chú ý đến hoặc bị bỏ qua. Trong nhiều trường hợp, kinh nghiệm là một loại hàng hóa có giá trị hơn trí thông minh. Thật tuyệt để học hỏi từ những sai lầm mà chúng ta mắc phải, nhưng sẽ thông minh hơn nhiều khi học hỏi từ những người khác. Vì vậy chúng ta có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách tránh mắc phải những lỗi lầm từ chính bản thân mình.

Gordon Tredgold

Người dịch – Thùy Dung

Bạn còn chần chừ gì?

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay