Mỗi doanh nhân đều có hướng đi riêng cho doanh nghiệp của mình. Với một số người, đó là một quá trình rất dài và không ít khó khăn. Với một số khác, việc kinh doanh lại vô cùng thuận lợi. Điều này không đơn thuần do may mắn mà là dấu hiệu cho thấy người doanh nhân hiểu được tầm quan trọng của việc học hỏi, hòa nhập và phát triển cùng với doanh nghiệp của mình.
Sau đây là 10 bài học mà bất cứ chủ doanh nghiệp nào cũng nên biết để phát triển doanh nghiệp của mình một cách bền vững.
1. Không phải lúc nào khách hàng cũng đúng
Trước kia, chúng ta luôn được dạy rằng “khách hàng lúc nào cũng đúng”. Chúng ta phải cúi mình xuống để làm vừa lòng từng khách hàng một, thậm chí khi họ sai rõ ràng và phiền phức. Tuy nhiên, đôi khi điều này sẽ làm ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tới nhân viên và thậm chí là cả khách hàng của doanh nghiệp. Hãy cố gắng thỏa mãn khách hàng của mình nhưng tuyệt đối không đánh đổi nhân phẩm và lòng tự trọng của mình (hay của nhân viên).
2. Thời gian chính là tiền
Tiền bạc, khách hàng và ý tưởng: là những tài nguyên mà bạn có thể kiếm thêm được. Tuy nhiên, Thời Gian, bạn chỉ có một khoảng nhất định. Cách tốt nhất để tận dụng thời gian là quy đổi công việc ra số tiền bạn kiếm được mỗi giờ. Hãy tự hỏi bản thân: để hoàn thành công việc này bạn sẽ được trả bao nhiêu tiền? Nếu như ai đó có thể làm công việc này với số tiền kiếm được ít hơn thì bạn nên giao việc cho người đó, để bạn có thể tập trung vào công việc quan trọng hơn. Với cương vị một chủ doanh nghiệp, bạn nên tập trung vào những công việc quan trọng mà chỉ có mình bạn mới làm được.
3. Không phải loại tiền nào cũng đáng kiếm
Đây là bài học mà không ít chủ doanh nghiệp băn khoăn khi mới thành lập công ty. Khi mới bước chân vào kinh doanh, bạn sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng cố gắng kiếm tiền từ bất cứ ai có nhu cầu. Tuy nhiên, vấn đề là không phải bất cứ khách hàng nào cũng đáng để cho bạn phục vụ. Hãy tránh xa những vị khách làm mất quá nhiều thời gian của bạn, những người có những mong muốn ngoài tầm với hoặc bạn sợ phải hợp tác với họ. Nó không đáng!
4. Không có “đường tắt” trong việc marketing
Tôi thường đưa ra các lời khuyên cho các chủ doanh nghiệp khác trong việc marketing nhưng rồi họ lại chùn bước bởi chi phí bỏ ra quá lớn. Sự thật là chi trả cho việc marketing thấp sẽ khiến thương hiện của bạn trông rẻ tiền. Chất lượng thấp, quảng cáo sơ sài và SEO “rẻ tiền” có thể tiết kiệm chi phí cho bạn trong một thời gian ngắn, nhưng thiệt hại nó đem đến cho danh tiếng thương hiệu của bạn có thể là rất lớn.
5. Thuê người ngoài làm việc nhiều hết mức có thể
Nếu bạn không có các nhân viên là người thân trong nhà để chia sẻ gánh nặng công việc, hãy cân nhắc việc thuê nhân viên ở ngoài. Một số người cho rằng thuê trợ lý nước ngoài làm việc qua Internet giúp họ làm được rất nhiều việc và tiết kiệm thời gian giúp họ tập trung vào các công việc quan trọng khác. Hãy giao cho họ thêm những công việc để tạo nên doanh thu.
6. Đồng thời xây dựng thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp
Đa số đều mắc sai lầm chỉ chú trọng đến việc phát triển hình ảnh doanh nghiệp mà quên mất xây dựng thương hiệu cá nhân của mình. Thương hiệu cá nhân sẽ giúp bạn khác biệt với các đối thủ và gây dựng mức độ tin cậy của bạn trong lĩnh vực kinh doanh, và sẽ theo bạn trong những sự kiện trải qua thất bại.
7. Công việc là cuộc sống, và cuộc sống thì quá ngắn ngủi để bạn có thể chán ngán công việc
Sự cân bằng giữa đời sống cá nhân và công việc là điều khiến cho rất nhiều chủ doanh nghiệp đau đầu, điều này giải thích tại sao tôi lại là một fan lớn của “Con Đường Đi Đến Thành Công của Tony Hsieh”. Khi bạn có đam mê với công việc của mình và khi bạn quan tâm đến hạnh phúc của bản thân và cả nhân viên, công việc không chỉ đơn thuần là thứ nuôi sống bản thân bạn mà nó còn mang rất nhiều niềm vui và ý nghĩa.
8. Thuê những người thông minh hơn mình
Hãy đối mặt với sự thật rằng có rất nhiều người thông minh hơn bạn. Hãy cảm thấy may mắn khi gặp được những người như vậy. Nếu có thể, hãy thuê họ.Hãy tập trung vào những thế mạnh của bản thân và cho họ sự tự do phát triển khả năng của họ.
9. Chiến lược tốt nhất đôi khi lại không phù hợp với khách hàng
Khi bạn bắt đầu kinh doanh, bạn sẽ dễ nghe theo những lời khuyên mà người ta cho là “tốt nhất”. Mà vấn đề ở đây là họ không biết đối tượng khách hàng của bạn là ai, có chiến lược tốt nhất là điểm khởi đầu quan trọng nhưng nó phải đáp ứng phù hợp cho nhu cầu của khách hàng.
10. Mạnh dạn thực hiện
Lên kế hoạch, thiết lập chiến lược kinh doanh và cân nhắc các phương án đều đóng vai trò quan trọng trong việc kinh doanh. Nhưng sẽ đến một thời điểm mà bạn phải quyết định triển khai kế hoạch này. Có câu này “Tuy bạn làm gì đó không được hoàn hảo nhưng còn hơn là hoàn toàn không làm.”
Trì hoãn hay nói cách khác là sợ không có khả năng để thực hiện kế hoạch sẽ kìm hãm sự phát triển, sự đổi mới và tiến bộ trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào. Thậm chí bây giờ cứ việc chi tiền là công việc được hoàn thành nó cũng không kéo dài đến hàng năm sau. “Người thành công thực hiện công việc bằng mọi cách bởi họ biết tác hại của sự trì hoãn, và đây chính là điểm khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại”, theo nhà vật lý nổi tiếng kiêm tác giả – Michio Kaku.
Đây là 10 bài học mỗi chủ doanh nghiệp phải tìm hiểu để xây dựng một doanh nghiệp có lợi nhuận và bền vững. Sẽ không dễ dàng để áp dụng thành công những bài học trên, tuy nhiên hãy cố gắng học được càng nhiều càng tốt, vì chúng sẽ giúp bạn đạt được sự thành công lâu dài.
Jayson DeMers
Nguồn: https://www.entrepreneur.com/article/237077