George*, Giám đốc tài chính tại một công ty tài chính lớn, có một khả năng kì lạ để chuyển ý nghĩ của mọi người thành quan điểm của anh ấy. Những gì George nói thường không nổi bật, nhưng anh ấy là một người có tài thuyết phục.
Đó không hẳn là một danh hiệu dành cho anh ấy. Anh ấy thường thuyết phục những đồng nghiệp cùng đẳng cấp với mình, và đó không phải vì điểm yếu của họ, anh ấy làm việc trong môi trường cạnh tranh. Anh ấy thậm chí còn không dùng chất giọng Anh thanh lịch và quý phái của mình. Đồng nghiệp của anh ấy đã bị thuyết phục ngay cùng với tất cả mọi người, mà không ai trong số họ chú ý đến số lần anh ấy đã thành công trong việc thuyết phục người khác.
George có một khía cạnh khác mà tôi không thể nhận ra ngay, vì tôi đã được nghe những gì George nói. Sức mạnh của anh ấy chính là những gì anh ấy không nói.
George thường im lặng, và anh ấy sẽ là người nói sau cùng khi ai đó đều đã nói lên ý kiến của họ.
Tôi nói “ai đó đã nói” bởi vì có nhiều người còn lại vẫn hoàn toàn im lặng – họ không bao giờ nói gì – họ không có quan điểm. Với nhiều người, im lặng bằng cách vắng mặt. Nhưng George không lơ đãng hoặc thụ động im lặng. Trong thực tế, anh ấy đã bận rộn trong sự im lặng của mình hơn bất cứ ai khác trong khi nói. Anh bận lắng nghe.
Đây là sự đối lập, nhưng điều đó chỉ ra rằng, việc nghe giúp bạn có thêm rất nhiều sức thuyết phục hơn là nói. Rất dễ dàng để rơi vào các thói quen của sự thuyết phục bởi lập luận tranh cãi, nhưng tranh cãi không thay đổi được suy nghĩ, nó chỉ làm người ta thêm cố chấp. Việc im lặng tạo ra một nguồn năng lượng thấp. Trong im lặng, chúng ta chỉ nghe thấy những gì đang được nói còn những gì không được nói thì không thể biết. Trong im lặng, có thể dễ dàng để tìm được sự thật hơn.
Luôn có những điều ẩn chứa bên trong những câu nói. Ai cũng có những vấn đề họ không sẵn sàng tiết lộ, những quan điểm họ sẽ không thể chia sẻ, và những ý kiến không thể chấp nhận để công bố công khai.
Chúng ta có thể cảm nhận nhiều thứ hơn khi chúng ta im lặng. Chúng ta có thể cảm nhận được ẩn ý đằng sau những lời nói.
Tôi có thể nói những gì George đã làm, bởi vì khi anh ấy quyết định lên tiếng, anh ấy có thể nói rõ vị trí của mỗi người. Khi anh nói về những điều họ đã nói, anh ấy có thể nhìn thẳng vào họ với sự hiểu biết nhất định. Và anh liên kết những gì họ đã nói đến một kết quả lớn lao hơn mà họ đang theo đuổi.
Và đây là điểm thú vị của câu chuyện: Bởi vì rõ ràng George đã lắng nghe họ, mọi người đã không tranh luận với anh ta. Bởi vì anh đã nghe họ, quan điểm của anh là thông thái nhất trong phòng.
Đây là một điểm khác góp phần khiến George trở nên đáng tin cậy và có sức thuyết phục. Anh ấy luôn sẵn sàng học một cái gì đó từ quan điểm của người khác và để cho họ biết rằng quan điểm của anh được đúc kết từ những quan điểm của họ.
Lời nói thường là phương tiện để kết nối mà khoa học thường chỉ cho chúng ta. Nhưng bạn hãy thử lắng nghe một lần, nó sẽ khiến bạn thấm nhuần, không chỉ để lắng nghe mà còn kết hợp được những quan điểm khác nhau.
Nếu bạn xem việc im lặng này như một trò chơi, hoặc như là một cách chỉ để “biết” các quan điểm của những người khác, nó sẽ phản tác dụng. Chắc chắn bạn sẽ bị phát hiện, và biểu hiện sai trái của bạn sẽ làm mọi người cảm nhận sâu sắc hơn. Và họ có thể sẽ không bao giờ tin tưởng bạn nữa.
Bạn phải sử dụng sự im lặng cùng với sự tôn trọng.
Như những nhà lãnh đạo lỗi lạc với sức thuyết phục tuyệt vời của họ, khi chúng ta im lặng: chính là không gian cho những người khác để bước vào. Lau Tzu, một nhà triết học cổ đại của Trung Quốc đã viết: Một nhà lãnh đạo giỏi nhất là một người hầu như không có cảm giác tồn tại, khi nào anh ta hoàn thành công việc hay đạt được mục tiêu, anh ta sẽ lên tiếng: chúng tôi đã hoàn thành xong rồi.
Khi mọi người đóng góp ý tưởng của mình, chắc chắn họ sẽ làm việc chăm chỉ hơn là khi họ chỉ đơn giản là xuôi theo những ý tưởng của người khác. Im lặng, theo sau một vài lựa chọn, cũng là cách hay để đạt được ý tưởng lãnh đạo tốt.
Vì vậy, làm thế nào để chúng ta làm được điều đó trong thực tế? Chúng ta đều biết làm thế nào để được im lặng. Câu hỏi đặt ra là: liệu chúng ta có thể chịu được áp lực để giữ im lặng không?
Vài điều chống lại sự im lặng, đó là lý do tại sao chúng ta hiếm khi có những giây phút im lặng trong nhóm. Nhưng, theo George, có thể sử dụng điều đó để làm lợi thế cho mình.
“Khi bạn đặt một câu hỏi với một nhóm,” anh ấy nói với tôi, “hãy suy nghĩ về nó như là một đối thủ phải vượt qua”. Nếu bạn trả lời câu hỏi của bản thân, nghĩa là bạn đã thua. Khi đó, bạn sẽ trả lời câu hỏi của bạn cả ngày và không ai khác làm việc đó. Nhưng chờ đợi trong sự im lặng – vấn đề không phải là bao lâu – cho đến khi một người nào đó trong nhóm nói. Và sau đó họ sẽ tự tiếp tục dẫn dắt mọi người theo mạch câu chuyện.
Anh ấy chia sẻ một bí mật nữa: Hãy để người khác nói trong sự im lặng và lặng lẽ lắng nghe để nhận ra sự thật đằng sau lời nói đó. Sau khi hiểu những gì bạn đã nghe (có thể sẽ nhiều hơn những gì đã được nói). Một khi người khác cảm thấy bản thân đã được thấu hiểu, họ sẽ không ngần ngại bày tỏ quan điểm của họ với bạn. Và đó là khi tất cả đều sẽ đồng ý với bạn.
Đó là sức mạnh của sự im lặng.
Peter Bregman
Nguồn: https://hbr.org/2015/05/if-you-want-people-to-listen-stop-talking