“Hãy cùng nhau bàn luận về những lỗi thông dụng trong thói quen giao tiếp mà chúng ta thường mắc phải và đưa ra một số giải pháp để khắc phục.”
6. Phải đúng chủ đề
Tránh tranh cãi và phải đúng chủ đề. Thông thường, các cuộc nói chuyện không phải để tranh luận. Có nhiều cách để giữ hình tượng và tâm trạng tốt. Sẽ không có ai có ấn tượng nếu bạn “thắng” trong cuộc nói chuyện đó, thay vì hãy ngồi ở đằng sau, thư giãn và cứ tiếp tục thoải mái.
7. Nói về những chủ đề tiêu cực hoặc không giống ai
Nếu bạn ở tại một buổi tiệc hoặc nơi nào đó mà bạn mới biết vài người bạn nên tránh những chủ đề như: nói về sức khỏe của bạn bị yếu, các mối quan hệ của bạn, công việc tệ hoặc sếp, những kẻ giết người, và dùng từ lóng mà chỉ có một mình bạn và một số người khác hiểu hoặc những thứ làm tiêu tang hết sự hào hứng của cuộc nói chuyện mà bị bạn lái chủ đề sang hướng khác. Bạn cũng có thể tránh nói về tôn giáo và chính trị trong cuộc nói chuyện với bạn bè.
8. Nhàm chán
Bạn không nên nói tầm phào hoài vào chiếc xe hơi mới của bạn tới 10 phút mà quên hết mọi thứ xung quanh. Hãy luôn chuẩn bị chuyển chủ đề khi bạn thấy người nghe nhàm chán hay chủ đề hết hấp dẫn. Cách tốt nhất để tìm ra chủ đề thú vị để nói rất đơn giản đó là dẫn ra một cuộc sống thú vị, và hãy tập trung nói về những điều tích cực. Đừng lải nhải mãi về vấn đề ông sếp hay công việc của bạn vì chẳng ai quan tâm. Thay vào đó hãy nói về chuyến đi đâu tuần trước hay những chuyện vui xảy ra trong lúc bạn đi mua sấm quần áo, kế hoạch đón năm mới hoặc những câu chuyện thật sự vui và hài hước. Có một cách khác đó là thực sự quan tâm. Như ông Dale Carnegie đã từng nói: Bằng cách bạn quan tâm người khác trong vòng hai tháng bạn có thể kết bạn nhiều hơn cách mà bạn cố làm cho người ta quan tâm tới bạn trong hai năm mà một số người khác thì lại cho là hai cách trên như nhau. Phải có chút kiến thức về nhiều thứ hoặc ít nhất là mở câu chuyện về người ta chứ đừng cố lái câu chuyện về những thứ mà mình thích đó mới là lịch sự.
Ý nghĩa: nói những gì có vẻ như hàng giờ về một chủ đề. Nhiều chủ đề bao gồm như là việc làm, ban nhạc rock yêu thích, show truyền hình và nhiều cái khác nữa.
Nói chuyện mở một chút và đừng bám chặt vào một chủ đề, điều này sẽ làm cho cuộc đối thoại trở nên thoải mái và cởi mở hơn. Lúc đó bạn sẽ trở thành người có thể nói mọi thứ trên đời một cách dễ dàng mà làm cho ban có nhiều kinh nghiệm giao tiếp với mọi người, điều này là bạn tôn trọng cuộc nói chuyện của bạn và làm bạn có cảm giác là bạn có thể kết nối với mọi người dễ dàng đến thế.
9. Thụ động trong việc trao đổi qua lại
Hãy cởi mở và nói những gì bạn nghĩ, chia sẻ cảm xúc của bạn. Nếu ai đó cũng cởi mở chia sẻ câu chuyện của họ và những câu chuyện của ban thì bạn cũng nên trao đổi, không nên chỉ đứng gật đầu và trả lời một cách cục mịch và cộc lốc. Nếu người ta muốn xây dựng cuộc nói chuyện thì họ cũng muốn bạn xây dựng theo.
Trong nhiều khía cạnh trong cuộc sống, bạn không thể đợi người ta làm trước, nếu cần thiết bạn phải là người chủ động tiên phong trong việc mở màn và xây dựng cuộc hội thoại. Một mặt để tránh những câu hỏi mang tính khẳng định, mặt khác giúp bạn bớt thụ động và tạo cho bạn một chỗ trong cuộc hội thoại.
10. Không có nhiều đóng góp
Bạn sẽ có thể cảm thấy rằng mình không có nhiều đóng góp trong cuộc hội thoại đó, hãy thử bằng mọi cách, hãy ráng lắng nghe và quan tâm nhiều hơn những gì người khác nói, chủ động hỏi, phải đưa ra những câu nói có liên quan. Hãy mở mắt ra, quan sát kĩ và hãy chộp lấy những vấn đề thú vị xung diễn ra xung quanh để bàn luận. Hãy sử dụng kho kiến thức của bạn và thể hiện cách nhìn của bạn về những vấn đề thú vị trên thế giới này. Hãy đọc nhiều tin tức và luôn để ý đến các vấn đề mang tính chất thời sự
Hãy sử dụng ngôn ngữ hình thể, lời nói và thể hiện sự thân thiết để tối ưu kỹ năng giao tiếp.
Hãy từ từ, đừng vội làm một lượt vì bạn sẽ cảm thấy bối rối và cảm thấy làm quá. Cứ chọn ra ba cách làm mà bạn thấy quan trọng nhất mà bạn cảm thấy thích hợp mà thực hành. Hãy thử ngày nào cũng làm trong 3 – 4 tuần. Ghi chú lại tiến triển khác biệt như thế nào và cứ tiếp tục. Và thói quen mới này sẽ tự động xuất hiện sớm trong lúc bạn giao tiếp sau đó.
Henrik Edberg
Người dịch – Kim Đính
Nguồn: http://www.positivityblog.com/index.php/2006/11/05/do-you-make-these-10-mistakes-in-a-conversation/