Bạn có mắc phải 10 lỗi sau đây trong giao tiếp? (Phần 1) – eSmart

Bạn có mắc phải 10 lỗi sau đây trong giao tiếp? (Phần 1)

Bạn có thể cải thiện được khả năng giao tiếp của mình? Điều đó là Chắc Chắn!

Phải mất một thời gian dài để thay đổi thói quen giao tiếp vì nó đã ăn sâu vào cuộc sống của bạn, nhưng điều đó hoàn toàn có thể.

Hãy khoan bàn luận về vấn đề này vì chưa cần thiết mà hãy chuyển qua chủ đề về những lỗi thông dụng trong giao tiếp mà chúng ta thường mắc phải và đưa ra một số giải pháp để khắc phục.

1. Không chịu lắng nghe

Có 1 lần ông Ernest Hemingway nói là: “Tôi thích nghe. Tôi đã được học rất nhiều thứ tuyệt vời nhờ nghe kỹ. Nhiều người không bao giờ chịu lắng nghe”.

Đừng bắt chước một số người. Đừng nóng lòng trông đến lượt bạn nói. Hãy kìm nén cái tôi của mình. Hãy học cách kiên nhẫn và thật sự lắng nghe những gì mà người ta đang nói. Khi bạn bắt đầu lắng nghe thực sự, bạn sẽ nắm bắt được rất nhiều cách giao tiếp hiệu quả. Nhưng hãy tránh các dạng câu hỏi có hoặc không vì chứa rất ít thông tin cho bạn. Ví dụ như: nếu ai đó đề cập đến vấn đề là họ đã đi câu cá với vài người bạn cuối tuần rồi thì bạn hãy hỏi thêm là:

    • Các bạn đã đi câu cá ở đâu?
    • Khi đi câu cá bạn thích nhất điều gì?
  • Ngoài việc câu cá, bạn đã làm gì nữa?

Người ta sẽ đào sâu hơn vào vấn đề cung cấp thông tin cho bạn và cho bạn nhiều cách để chọn lựa. Nếu họ nói những điều như là: “Ồ, tôi không biết” trước tiên bạn đừng bỏ cuộc. Hãy đi sâu thêm vào một chút nữa. Hỏi lại một lần nữa.  Họ biết, chỉ là họ phải suy nghĩ thêm một chút nữa. Và họ sẽ mở đầu câu chuyện hấp dẫn hơn bởi đã được chuẩn bị trong đầu.

2. Hỏi quá nhiều

Nếu bạn hỏi quá nhiều thì cuộc hội thoại sẽ trở thành giống như một cuộc tham vấn. Hoặc giống như là bạn không có gì để xây dựng. Vậy giải pháp là bạn hãy vừa hỏi vừa đưa ra ý kiến chính mình.

    • Ừ, đi chơi thư giãn với bạn bè vào cuối tuần thì thật tuyệt. Chúng tôi rất thích mang 6 cái ba lô ra ngoài công viên và chơi ném dĩa Frisbee.
  • Thật tuyệt, chúng tôi đi chơi bằng con thuyền của bạn tôi vào tháng trước và thử mấy cây cần câu “lure” mới từ Sakamura. Cây cần màu xanh thật tuyệt.

Và theo đó cuộc nói chuyện cứ tiếp tục. Và bạn có thể bàn luận về ném đĩa Frisbee, cái hay cái dở của câu “lure” hoặc là loại bia yêu thích.

3. Cẩn trọng

Trong cuộc nói chuyện với người bạn mới vừa gặp hoặc trong những lúc chủ đề nói chuyện đã cạn kiệt và gây ra yên lặng một cách vô duyên hay sự suy tư suất hiện. Hay bạn trở nên e dè mà bạn không biết tại sao. Có 1 lần ông Leil Lowndes nói là: “Đừng bao giờ đi ra ngoài mà chưa đọc báo”. Nếu bạn không biết phải nói gì thì bạn hãy nói về những tin tức trên báo. Cập nhật những vấn đề thời sự cũng rất tốt cũng giống như biết sự tình như thế nào trong tập phim cuối đã bị mất.

Bàn luận về cái hồ cá thủy sinh tại buổi tiệc, hoặc một cô gái diện một bộ đồ Halloween tươi mát hoặc là một số bài nhạc mp3 chẳng hạn. Bạn luôn có thể bắt chuyện bằng những vấn đề sung quanh mình.

Kết thân. Nếu bạn cảm giác sợ hoặc ngượng khi gặp người nào đó lần đầu tiên làm quen. Điều đó có nghĩa là bạn hãy tưởng tượng cảm giác của bạn như thế nào khi bạn gặp những người bạn thân nhất của bạn. Và giả vờ rằng người quen mới này là một trong những người bạn tốt nhất của bạn, nhưng đừng có làm quá, vì chắc rằng bạn không muốn ôm và hôn liền. Nhưng nếu bạn tưởng tượng rằng bạn sẽ tiến đến một trạng thái cảm xúc tích cực. Và bạn sẽ chào đón và bắt đầu nói chuyện với người bạn mới này với một thái độ bạn bè tươi cười và thoải mái. Bởi điều này thể hiện cách mà bạn nói chuyện với những người bạn bình thường. Có thể nó ồn ào và điên khùng một chút hoặc quá đơn giản nhưng rất hiệu quả.

4. Truyền tải thông tin quá kém

Một yếu tố quan trọng trong giao tiếp đó là không phải bạn phải nói gì mà là bạn phải nói như thế nào. Hãy thay đổi thói quen này bạn sẽ thấy khác biệt vì giọng nói và ngôn ngữ hình thể là một phần không thể thiếu của giao tiếp. Hãy suy ngẫm về những vấn đề sau:

    • Hãy chậm lại. Khi bạn quá háo hức về vấn đề gì đó làm bạn nói càng ngày càng nhanh. Hãy cố gắng giảm tốc độ để người nghe bắt kịp bạn và về phần bạn, bạn cũng có thể biết phải nói gì cho người ta nghe.
    • Nói to lên. Đừng ngại nói lớn, vì nói lớn người ta mới có thể nghe được bạn.
    • Nói rõ ràng, đừng nói lầm bầm.
    • Nói có hồn. Không ai thèm nghe bạn nói lâu nếu bạn nói với giọng đều đều vô hồn chán ngắt. Hãy bày tỏ cảm xúc bằng giọng nói của bạn.
    • Nói phải có khoảng dừng. Nói chậm lại và kèm theo các khoảng ngắt ngắn giữa các ý hoặc câu tạo cho người nghe một chút suy nghĩ trước những gì mình nói. Người ta nghe chú ý hơn những điều bạn nói. Hãy thử nghe một CD của Brian Tracys hay đoạn phát thanh của Steve Pavlina, hãy nghe họ sử dụng các ngắt khoản nhỏ làm cho người nghe cảm thấy thu hút hơn nhiều.
  • Hãy học cách cải thiện ngôn ngữ hình thể có thể làm cho bạn truyền tải thông tin hiệu quả hơn. Hãy đọc phần cười, tư thế và uống hoài không say trong bài Blog “18 cách cải thiện ngôn ngữ hình thể của bạn”.

5. Nói bất chấp để chen vào làm người ta chú ý

Tôi nhớ có nhiều lần tôi phải xấu hổ về điều này. Mọi người đang tham gia trò chuyện với tư cách là tâm điểm, đừng chen ngang người ta khi người ta đang nói về những sự việc hoặc những quan điểm của họ trong khi bạn cứ cố chuyển hướng sự chú ý của họ về vấn đề của mình. Đừng chen ngang câu chuyện về trượt tuyết của họ khi họ chưa nói xong để nói về cái vụ trượt tuyết tuyệt nhất của bạn. Hãy tìm cách cân đối giữa nghe và nói.

Henrik Edberg
Người dịch – Kim Đính

Nguồn: http://www.positivityblog.com/index.php/2006/11/05/do-you-make-these-10-mistakes-in-a-conversation/

Còn tiếp

Bạn còn chần chừ gì?

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay