9 thói quen đơn giản để ngưng việc suy nghĩ quá nhiều – eSmart

9 thói quen đơn giản để ngưng việc suy nghĩ quá nhiều

“Điều gì đang ngăn cản chúng ta sống một cuộc sống mà ta thực sự mong muốn?”

Tôi sẽ giúp bạn nhận ra một điều rất phổ biến mà đang dần phá hủy cuộc sống chúng ta đó chính là việc chúng ta suy nghĩ quá nhiều – “do overthink”.

Chúng ta thường suy nghĩ những vấn đề nhỏ cho đến khi nó trở nên lớn hơn và đáng sợ hơn với bản chất thực mà nó vốn có. Kể cả, việc suy nghĩ quá nhiều về những điều tích cực cũng trở thành điều tiêu cực.

Bên cạnh đó, việc phân tích quá nhiều về mọi thứ xung quanh sẽ làm cho việc tận hưởng niềm vui mà ta có được trong phút chốc cũng biến mất.

Suy nghĩ sâu sắc, thông suốt vấn đề tất nhiên là điều tốt, tuy nhiên việc suy nghĩ quá nhiều sẽ dẫn đến việc bạn bị dậm chân tại chỗ trong khi cuộc sống thì luôn chuyển động và phát triển. Bạn sẽ trở thành một người tự phá hoại những điều tốt đẹp đang diễn ra trong cuộc sống.

Tôi biết. Tôi đã từng suy nghĩ quá nhiều về mọi thứ và nó chiếm giữ tâm trí tôi theo cái cách mà không vui vẻ gì. Nhưng trong hơn 8 năm qua, tôi đã học được cách biến vấn đề trở thành nhỏ đến mức nó không còn là vấn đề nữa. Và nếu vấn đề đó xảy ra sau đó, tôi cũng biết cách để vượt qua nó.

Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ 9 thói quen đã giúp tôi rất nhiều trong việc trở thành một nhà tư tưởng đơn giản và thông minh hơn, sống một cuộc sống ít sợ hãi và nhiều hạnh phúc hơn.

1. Đặt mọi thứ ở góc nhìn rộng hơn

Chúng ta rất dễ rơi vào cái bẫy của việc suy nghĩ quá nhiều về những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống.

Vì vậy, khi bạn đang suy đi nghĩ lại về một cái gì đó, hãy tự hỏi chính mình:

Liệu vấn đề này có còn là vấn đề trong 5 năm tới? Hoặc thậm chí chỉ trong 5 tuần tới?

Tôi nhận ra rằng việc mở rộng tầm nhìn bằng cách sử dụng câu hỏi đơn giản này có thể giúp tôi nhanh chóng thoát khỏi việc suy nghĩ quá nhiều, để sự việc đó qua đi và tập trung thời gian và sức lực vào những điều thực sự quan trọng với tôi.

2. Đặt ra giới hạn thời gian cho những quyết định

Nếu bạn không có thời hạn khi bạn phải đưa ra quyết định và hành động, thì bạn chỉ có thể giữ suy nghĩ của bạn xoay quanh và soi xét chúng từ mọi góc độ trong tâm trí của bạn trong một thời gian rất dài. Vì vậy, hãy học cách để trở nên tốt hơn trong việc đưa ra quyết định và chuyển thành hành động bằng cách thiết lập thời hạn trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Cho dù đó là một quyết định nhỏ hay lớn.

Đây là những cách có hiệu quả với tôi.

Đối với quyết định nhỏ như làm các món ăn, trả lời một email hoặc tập thể dục tôi thường cho bản thân mình 30 giây hoặc ít hơn để đưa ra quyết định.

Đối với quyết định có phần lớn hơn có thể mất của tôi vài ngày hoặc vài tuần để suy nghĩ trong quá khứ, nay tôi thường đặt một thời hạn trong 30 phút hoặc sau khi kết thúc ngày làm việc.

3. Trở thành một con người hành động

Khi bạn biết bắt đầu hành động một cách kiên định mỗi ngày, bạn sẽ ít bị trì hoãn hơn bởi việc suy nghĩ quá nhiều.

Thiết lập thời hạn là một trong những điều đã giúp tôi trở thành một con người hành động.

Hãy bắt đầu với những bước nhỏ và chỉ tập trung vào việc hoàn thành bước nhỏ đó trong thời điểm nhất định, đây chính là một thói quen khác thật sự có hiệu quả.

Bằng cách này, bạn không cảm thấy bị quá tải và do đó, bạn sẽ không chạy trốn bằng cách trì hoãn. Và ngay cả khi bạn có thể sợ hãi, chỉ cần bạn tiến lên từng bước nhỏ như vậy sẽ giúp bạn không bị tê liệt vì sợ hãi.

4. Hiểu rằng bạn không thể kiểm soát tất cả mọi thứ

Cố gắng suy nghĩ vấn đề gì đó 50 lần có thể là cách mà bạn đang cố gắng kiểm soát tất cả mọi thứ. Che giấu tất cả tình huống đem đến cho bạn những nguy cơ mắc sai lầm, thất bại hoặc trông như một kẻ ngốc. Nhưng những điều đó là một phần trong cuộc sống nơi mà bạn thực sự vươn ra khỏi vòng an toàn của bản thân. Những người mà bạn ngưỡng mộ và khơi nguồn cảm hứng cho bạn cũng đã từng thất bại. Họ cũng đã từng mắc phải những sai lầm. Nhưng trong hầu hết các trường hợp đó, họ coi những phản hồi đó là bài học giá trị để học hỏi. Những điều có thể là tiêu cực, nhưng đã dạy cho họ rất nhiều và trở nên vô giá giúp họ trường thành hơn.

Vì vậy, đừng cố gắng kiểm soát tất cả mọi thứ. Cố gắng làm như vậy cũng không hiệu quả gì, vì không ai có thể biết trước được những gì có thể sẽ xảy ra.

Tất nhiên, nói thì luôn dễ hơn làm. Vậy nên, hãy bắt đầu từ những bước nhỏ nếu bạn muốn.

5. Ngừng suy nghĩ trong tình huống mà bạn biết bạn không thể suy nghĩ một cách đúng đắn

Thỉnh thoảng, khi tôi đói hoặc khi tôi đang nằm trên giường và chuẩn bị đi ngủ thì những suy nghĩ tiêu cực bắt đầu xuất hiện trong tâm trí tôi.

Trong quá khứ, điều đó có thể gây khá nhiều tổn thương. Nhưng giờ đây, tôi đã giỏi hơn trong việc nắm bắt chúng nhanh chóng và nói với bản thân mình:

“Không, không, chúng ta sẽ không suy nghĩ về điều đó lúc này.”

Tôi biết rằng khi tôi đói hoặc buồn ngủ thì tâm trí tôi đôi khi có xu hướng dễ bị tổn thương bởi những suy nghĩ không rõ ràng và tiêu cực. Vì vậy, hãy thử theo cách của tôi: với cụm từ “không, không …” và tôi nói với bản thân mình rằng tôi sẽ suy nghĩ tình huống này hoặc vấn đề này kỹ càng hơn khi đầu óc của tôi tỉnh táo hơn. Ví dụ, sau bữa ăn hoặc vào buổi sáng sau một giấc ngủ sâu.

Phải mất một chút luyện tập để tận dụng hiệu quả được điều này nhưng tôi đã làm khá tốt trong việc trì hoãn suy nghĩ theo cách này. Và tôi nhận ra từ kinh nghiệm của bản thân rằng khi tôi nhìn nhận lại một tình huống với một suy nghĩ điềm đạm thì 80% những vấn đề này trở nên rất nhỏ đến mức hầu như không tồn tại.

Và nếu khi có một vấn đề thực sự, thì tâm trí của tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với nó theo cách tốt hơn và mang tính xây dựng hơn.

6. Không bị lạc trong những nỗi sợ hãi mơ hồ

Một cái bẫy khác mà tôi đã rơi vào nhiều lần, thúc đẩy tôi suy nghĩ quá nhiều, đó là khi tôi bị lạc vào nỗi sợ hãi mơ hồ về một tình huống trong cuộc sống. Và do đó, tâm trí của tôi điên cuồng tạo ra những bi kịch có thể xảy ra nếu tôi làm điều đó.

Vì vậy, tôi học cách chất vấn bản thân: Thật sự, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?

Và khi tôi đã tìm ra những gì tồi tệ nhất có thể xảy ra trên thực tế thì tôi cũng dành một chút thời gian để suy nghĩ về những gì tôi có thể làm với những điều thường hiếm khi xảy ra đó.

Tôi nhận ra rằng điều tồi tệ nhất mà thực tế có thể xảy ra thường là một cái gì đó không đáng sợ như những nỗi sợ hãi mơ hồ mà tôi nghĩ có thể xảy ra.

Chỉ mất một chút thời gian, một chút năng lượng để làm rõ ràng theo cách này và bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và vượt qua nỗi sợ hãi.

7. Tập thể dục

Điều này có vẻ hơi lạ.

Nhưng theo kinh nghiệm luyện tập của tôi – đặc biệt với việc nâng tạ – có thể giúp tôi buông bỏ những căng thẳng và lo lắng. Nó thường làm cho tôi cảm thấy quyết đoán hơn và khi tôi suy nghĩ quá nhiều thì đó là phương pháp tối ưu để thay đổi các khoảng trống trong tôi giúp tôi suy nghĩ tích cực hơn.

8. Hãy dành nhiều thời gian cho hiện tại

Hãy để tâm trí của bạn sống trong hiện tại hàng ngày chứ không phải trong quá khứ hoặc tương lai mập mờ. Bạn có thể bỏ qua việc suy nghĩ quá nhiều mọi thứ bằng cách sống ở hiện tại ngay bây giờ.

Ba cách mà tôi thường sử dụng để kết nối lại với thời điểm hiện tại là:

Chậm lại. Giảm tốc độ những điều mà bạn đang làm bây giờ. Ví dụ: di chuyển chậm, nói chậm hoặc đạp xe của bạn chậm hơn. Bằng cách đó bạn trở nên ý thức hơn về cách sử dụng cơ thể của bạn và những gì đang xảy ra xung quanh bạn ở giây phút hiện tại.

Nói với chính mình: Bây giờ tôi … Tôi thường nói với bản thân mình này: Bây giờ tôi là X, và X có thể là đánh răng, đi bộ trong rừng, hoặc làm các món ăn, nhắc nhở đơn giản này giúp tâm trí của tôi dừng lại lang thang và mang lại sự tập trung của tôi trở lại với những gì đang xảy ra trong thời điểm này.

Phá vỡ và kết nối lại. Nếu bạn cảm thấy bạn đang sa đà vào việc suy nghĩ quá nhiều, thì hãy phá vỡ suy nghĩ đó bằng việc – trong tâm trí của bạn – hét với chính mình: DỪNG LẠI! Sau đó kết nối lại với giây phút hiện tại bằng cách dành 1-2 phút để hoàn toàn tập trung vào những gì đang xảy ra xung quanh bạn. Tập trung tất cả các giác quan của bạn. Cảm nhận, lắng nghe, ngửi, nhìn và cảm nhận.

9. Hãy dành nhiều thời gian với những người không suy nghĩ quá nhiều

Môi trường xã hội của bạn đóng một vai trò lớn. Và không chỉ với con người và nhóm người gần gũi với bạn trong cuộc sống thực, mà còn những gì bạn đọc, nghe và xem. Các blog, sách, diễn đàn, phim, podcast và âm nhạc trong cuộc sống của bạn.

Vì vậy, suy nghĩ nếu có bất kỳ nguyên nhân nào trong cuộc sống của bạn – gần hoặc xa – nó khuyến khích và có xu hướng tạo ra nhiều suy nghĩ trong tâm trí của bạn. Và hãy suy nghĩ về những gì mọi người hoặc các nguyên nhân có ảnh hưởng ngược vào bạn.

Tìm cách để dành nhiều thời gian và sự quan tâm của bạn với những người và những nguồn thông tin có tác động tích cực đến suy nghĩ của bạn và hạn chế những ảnh hưởng có xu hướng tăng cường thói quen suy nghĩ quá nhiều của bạn.

Henrik Edberg
Người dịch – Khánh Trân

Nguồn: http://www.positivityblog.com/index.php/2013/11/20/how-to-stop-overthinking/

Bạn còn chần chừ gì?

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay