Quản lý thành công với hai phong cách lãnh đạo cơ bản – eSmart

Quản lý thành công với hai phong cách lãnh đạo cơ bản

Bạn hãy nhớ về dự án gần đây nhất mà bạn đã làm việc theo nhóm, và cách mà người lãnh đạo đã dẫn dắt nhóm đó như thế nào? Thay vì, dẫn dắt nhóm bằng cách trình bày một loạt các kế hoạch và dùng quyền hạn để nhấn mạnh rằng mọi thành viên phải nghe theo, họ có thảo luận từng bước thực hiện cụ thể, tại sao nên thực hiện những bước đó và cho phép những thành viên khác cùng tham gia thảo luận hay không?

Hai phong cách lãnh đạo mà tôi đã cùng những nhà nghiên cứu khác nói đến gọi là sự Thống Trịsự Tin Tưởng, tương ứng với 2 chiến lược cơ bản mà chúng ta dùng để định hướng qua các hệ thống thứ bậc trong tổ chức và xã hội. Lãnh đạo bằng cách Thống Trị khi có sự áp đặt và tận dụng thẩm quyền, quyền lực của một cá nhân để tác động lên hành vi và suy nghĩ của người khác. Lãnh đạo bằng sự Tin Tưởng có nghĩa khi một cá nhân sử dụng sự hiểu biết và kiến thức chuyên môn để khuyến khích người khách thực hiện. Trong trường hợp của sự Thống Trị, nhân viên thường có ít sự lựa chọn hơn ngoài việc phải nghe theo người lãnh đạo; nhưng khi sự Tin Tưởng được người lãnh đạo đưa ra để đàm phán, nhân viên sẽ có nhiều sự lựa chọn và cảm thấy được tôn trọng hơn.

1. Thống trị

Những người lãnh đạo sử dụng sự Thống Trị đạt được mục tiêu của mình bằng cách khẳng định vai trò của họ như những người chủ, khuyến khích nhân viên của họ bằng những phần thưởng thêm, những sự đề bạt và ép buộc họ bằng lời đe dọa trừng phạt. Trong các cuộc họp, họ thường chiếm hầu hết các phần phát biểu và đôi khi hạ thấp tông giọng như một cách để thể hiện sự đe dọa với những thành viên khác. Thế nên, một người lãnh đạo sử dụng sự Thống Trị luôn cần đến quyền lực để cho phép họ đưa ra những quyết định khiến cấp dưới luôn phải nghe theo. Như một cựu nhân viên của Apple cho biết về Steve Jobs – mẫu lãnh đạo thống trị điển hình: “Khi Steve bực mình về một điều nào đó, nó sẽ được sửa chữa nhanh chưa từng thấy… mọi nhân viên đều sẽ phản ứng nhanh đến mức họ còn chưa kịp cảm thấy sợ hãi.”

2. Tin tưởng

Sự Tin Tưởng thể hiện một sự tương phản hoàn toàn, khi tạo sức ảnh hưởng đến mọi nhân viên bằng việc cho họ thấy những điều bắt nguồn từ sự hiểu biết chuyên môn và biến những điều đó thành một hình mẫu cho nhân viên. Sự Tin Tưởng cho phép người lãnh đạo gây ảnh hưởng đến những người xung quanh ngay cả khi họ không có bất kỳ quyền lực hay thẩm quyền chính thức. Các nhà lãnh đạo có sự Tin Tưởng thích được nhân viên tôn trọng và ngưỡng mộ.

Tin Tưởng, ngược lại, có nghĩa là ảnh hưởng đến người khác bằng cách hiển thị các dấu hiệu của sự khôn ngoan và chuyên môn và là một mô hình vai trò. Tin Tưởng cho phép mọi người ảnh hưởng đến những người khác, ngay cả trong trường hợp không có thẩm quyền chính thức hay quyền lực. Các nhà lãnh đạo có Tin Tưởng có thích được tôn trọng và ngưỡng mộ, nhưng họ không phải là quan tâm đến các nhà lãnh đạo chiếm ưu thế là trong việc có quyền lực hoặc luôn luôn nhận được theo cách của họ. Thật vậy, các nhà lãnh đạo Tin Tưởng định hướng thường cho phép những người khác để thiết lập khóa học, trong khi tinh tế lãnh đạo mọi người từ phía sau.

Cả hai phong cách đều không thực sự tốt hơn cái còn lại. Trong một số trường hợp, người lãnh đạo sẽ cần phải Thống Trị, và một số khác họ cần thể hiện sự Tin Tưởng. Nên việc trở thành một người lãnh đạo hiệu quả tức cần phải trở thành một ngời lãnh đạo có khả năng phân tích và nắm bắt tình huống để áp dụng phong cách phù hợp. Vì thể, một người lãnh đạo nên chuyển đổi qua lại giữa hai phong cách đẻ tiếp cập tình huống dựa trên yêu cầu công việc và văn hóa tổ chức của họ.

Phong Cach Lanh Dao Thanh Cong 2 1 E1494310792228

Những tình huống nào người lãnh đạo sẽ cần đến phong cách Thống Trị?

Thống Trị mang lại hiệu quả cao nhất khi công việc yêu cầu người lãnh đạo phải dẫn dắt nhân viên của mình vào đúng vị trí và làm việc với cùng một mục tiêu. Như khi công ty đã có chiến lược rõ ràng cho một sản phẩm mới cho ra mắt, một người lãnh đạo sẽ cần phải cung cấp những hướng đi của công ty để các bộ phận marketing, phân phối, bán hàng làm việc cùng nhau và theo cùng một hướng. Khi đã có một viễn cảnh rõ ràng và nhận thấy thử thách phía trước là thể hiện cho toàn thể nhân viên có được viễn cảnh đó, sự Thống Trị là cách hiệu quả nhất để tạo nên tổ chức thống nhất. Và khi đối mặt với những deadline quá sát sao, sự Thống Trị là điều cần thiết để tạo sự phản ứng nhanh chóng và phối hợp tốt trong tập thể nhân viên. Và trong suốt thời kỳ khủng hoảng hoặc thay đổi lớn của tổ chức, sự Thống Trị cũng có thể góp phần giúp quản lý nhiều bên liên quan với nhiều góc nhìn trái ngược nhau. Như các tình huống thường phải cân đến những lãnh đạo để đưa ra những quyết định mang tính hệ trọng mà không do dự quá nhiều về chuyện một bên nào đó có thể sẽ không vừa lòng. Sự Thống Trị cũng rất phù hợp trong những văn hóa của tổ chức được đánh dấu bằng một dây chuyền những chỉ thị rõ ràng, những người lãnh đạo được mong chờ sẽ mang lại quy củ cho công ty và nhân viên được mong chờ sẽ nghe theo họ.

Vấn đề của sự Thống Trị tất nhiên sẽ là việc nhiều không thích bị các chỉ thị bao quanh họ. Vì thế những người lãnh đạo mang phong cách Thống Trị không nhắm đến việc được mọi người yêu thích và phong cách này của họ có thể dễ dàng làm lung lay mối quan giữa họ với đồng nghiệp và nhân viên. Trong một cuộc nghiên cứu của tôi và các đồng nghiệp, chúng tôi phát hiện ra ràng những người lãnh đạo Thống Trị rất dễ để bị dọa bởi các thành viên tài năng hơn trong nhóm – những người đã có thể giữ vị trí lãnh đạo. Khi một ngôi sao vừa nổi lên trong nhóm, những nhà lãnh đạo Thống Trị đôi khi cố gắng loại bỏ người này bằng cách loại bỏ họ ra khỏi các buổi họp, giám sát chặt chẽ để đảm bảo họ không vượt qua quá xa, và ngăn cản họ xây dựng những mối quan hệ với những thành viên khác.

Để áp dụng phong cách này một cách hiệu quả nhất, những người lãnh đạo nên cố gắng hạn chế cái tôi của mình và vượt qua những khó khăn trong các mối quan hệ – những điều thường là kết quả của phong cách lãnh đạo này. Một cách khác là việc thu nhận các quan điểm. Những người lãnh đạo Thống Trị thường không giỏi trong việc nhìn thế giới qua góc nhìn của những người khác. Việc xem xét những quan điểm khác vẫn có thể giúp những người lãnh đạo hiểu điều gì giúp thúc đẩy và khiến nhân viên cảm thấy họ được trân trọng, và có thể giúp nhận biết được những nhân viên nào đang thất vọng với cách họ được đối xử. Việc thu nhận các quan điểm cho phép những người lãnh đạo xây dựng được các mối quan hệ và nuôi dưỡng niềm tin – cách giúp xoa dịp một số vấn đề giữa các cá nhân với nhau xảy ra trong suốt quá trình dẫn dắt nhóm của mình.

Để dẫn dắt hiệu quả, lãnh đạo chi phối nên cố gắng khai thác những cái tôi của mình và khắc phục những khó khăn mối quan hệ đó thường là kết quả của phong cách lãnh đạo chi phối của họ. Một cách để làm điều này là thông qua quan điểm lấy. Như một mặc định, các nhà lãnh đạo chi phối không phải là rất tốt khi nhìn thấy thế giới từ điểm của người khác xem. Tuy nhiên, xem xét các quan điểm khác có thể giúp các nhà lãnh đạo hiểu được điều gì thúc đẩy nhân viên và làm cho họ cảm thấy có giá trị, và nhận biết khi người khác đang thất vọng với cách họ được đối xử. Phối cảnh lấy cho phép các nhà lãnh đạo để xây dựng mối quan hệ và nuôi dưỡng niềm tin và xoa dịu một số vấn đề cá nhân gắn liền với sự lãnh đạo.

Sự Tin Tưởng cần được thể hiện trong những tình huống nào?

Sự Tin Tưởng đạt được hiệu quả cao nhất khi một người lãnh đạo đang cố gắng trao quyền cho nhân viên của họ. Nếu một nhóm marketing được giao cho việc xây dựng một chiến dịch quảng cáo đầy sáng tạo, một người lãnh đạo Tin Tưởng có thể cởi bỏ mọi ràng buộc của các thành viên trong nhóm và khuyến khích họ tư duy khác biệt hơn. Điều này mang tính hạn chế việc định hướng hơn là làm giảm đi sự tham gia của các thành viên trong nhóm. Thay vì áp đặt góc nhìn của riêng họ, điều mà một người lãnh đạo Thống Trị sẽ làm, những người lãnh đạo Tin Tưởng tạo điều kiện cho nhóm có thể tự định hướng bằng cách khuyến khích các thành viên thảo luận tích cực về các ý tưởng của họ và bằng cách tổng hợp các phần đóng góp đó vào một chiến lược chặt chẽ.

Các nhà lãnh đạo Tin Tưởng mang lại những đóng góp quan trọng cho những cỗ máy ý tưởng và những quá trình đưa ra các quyết định, đồng thời, họ lắng nghe và kết hợp những ý kiến khác. Những điều này tạo nên một môi trường an toàn nơi các thành viên trong cảm thấy được tôn trọng và tự do sáng tạo, xây dựng các giải pháp. Lãnh đạo thông qua sự Tin Tưởng đồng nghĩa với việc lãnh đạo từ phía sau. Sự Tin Tưởng hiệu quả khi văn hóa của tổ chức được đánh dấu bằng những mối quan hệ tương đối bình đẳng giữa các đồng nghiệp, trong đó mọi người ở tất cả các cấp của tổ chức thường được lắng nghe và tôn trọng những quan điểm của họ.

Cũng như phong cách Thống Trị, sự Tin Tưởng cũng có những điểm yếu. Như những người lãnh đạo áp dụng phong cách này đôi khi để tâm quá mức đến những điều mọi người nghĩ về họ, và điều này có thể dẫn họ đến những quyết dịnh sai lầm. Nghiên cứu gần đây của tôi và sinh viên thực hiện, yêu cầu những người lãnh đạo chọn giữa những phương án có khả năng nâng cao hiệu suất làm việc của nhóm (như đến làm vào ngày Thứ Bảy để hoàn thành kịp dự án) và những phương án phổ biến hơn giữa các nhân viên (cố gắng làm thêm các công việc khác trong tuần). Những người lãnh đạo càng quan tâm đến sự tin tưởng, họ càng có xu hướng lựa chọn các phương án phổ biến (mặc dù chúng tôi không biết rõ những phương án đó có thực sự hiệu quả hay không).

Để khắc phục vấn đề phải quan tâm quá mức đến suy nghĩ của người khác, những người lãnh đạo có thể trao đổi nhiều hơn với các đồng nghiệp của mình về những quyết định khó khăn. Giải thích tường tận với đồng nghiệp và nhân viên những quyết định được hình thành như thế nào giúp cho họ cảm thấy được là một phần của quá trình và giúp duy trì sự tin tưởng cả khi những phương án  ít được tán thành hơn được lựa chọn. Tương tự như cảm giác ngại ngùng khi phải đem đến những phản hồi tiêu cực đến nhân viên có thể được giảm bớt bằng cách tích cực hướng dẫn nhân viên và mang đến cho họ những phương tiện để làm việc tốt hơn. Trong khi việc tránh né các tình huống bất tiện trong các mối quan hệ cộng đồng có thể trở thành một vấn đề cho những người lãnh đạo áp dụng phong cách Tin Tưởng, việc sử dụng cách tiếp cận một thành thật và thẳng thắng sẽ giúp họ giữ được những mối quan hệ này một cách trọn vẹn.

Nhà triết học và chiến lược chính trị gia người Ý Machiavelli từng viết rằng “Con thuyền Người Dân được lèo lái chỉ bằng hai lực đẩy, là cả tình yêu thương và nỗi sợ hãi”. Những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất đã thành công bằng cách nắm rõ được hai điều này. Có đồng thời cả sự Thống Trị va sự Tin Tưởng trong kỹ năng lãnh đạo có thể giúp mọi người có phản ứng thích nghi hơn với rất nhiều tình huống tại nơi làm việc, cũng như sự đa dạng ở văn hóa của tổ chức. Trở nên trưởng thành hơn trong vai trò của một nhà lãnh đạo đồng nghĩa với việc phân tích được chính xác phong cách lãnh đạo nào sẽ cần được áp dụng và sử đụng chiến lược nào sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

Jon Maner

Nguồn: https://hbr.org/2016/12/good-bosses-switch-between-two-leadership-styles

Bạn còn chần chừ gì?

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay