Chinh phục nhân viên với “Quỹ hỗ trợ vượt khó” thông minh của doanh nghiệp – eSmart

Chinh phục nhân viên với “Quỹ hỗ trợ vượt khó” thông minh của doanh nghiệp

Đại dịch COVID-19 đang từng bước được khống chế, nhưng những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực của nó vẫn không ngừng tác động về mọi mặt với con người trên toàn Thế giới. Không chỉ riêng sức khỏe, mà cả tình hình kinh tế của mọi tầng lớp xã hội cũng đang bị đặt vào tình trạng báo động khẩn cấp. Trong bối cảnh khó khăn chồng chất do đại dịch COVID-19 gây ra, giờ đây những nhân viên của các doanh nghiệp còn phải đối mặt với nỗi lo thất nghiệp cận kề hơn bao giờ hết.

Cha ông ta từng nói, trong cái “khó”, ắt hẳn sẽ “ló” cái khôn. Đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm luôn đóng vai trò rất quan trọng trong sự vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Vì thế, để giữ vững bộ khung này trước mọi hoàn cảnh khó khăn, các doanh nghiệp cần suy nghĩ về tầm quan trọng của “Quỹ hỗ trợ vượt khó” – một hình thức gây quỹ với mục đích hỗ trợ khi nhân viên gặp khó khăn trong cuộc sống. Một khi đã giảm bớt được gánh nặng trên đôi vai, nhân viên sẽ yên tâm gắn bó và tận tâm cống hiến vì doanh nghiệp hơn. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp cần áp dụng 4 nguyên tắc cơ bản để xây dựng “Quỹ hỗ trợ vượt khó” thông minh dành cho tập thể nhân viên của họ.

1. Thiết kế một quy trình làm việc có hiệu quả đối với các nhân viên của bạn

Cách thức mà bạn thiết lập quy trình thực hiện giải ngân các khoản trợ cấp dành cho nhân viên sẽ phụ thuộc phần lớn vào yếu tố nhân khẩu học. Ví dụ: Nếu đối tượng nhân viên nòng cốt của doanh nghiệp bạn là nhân viên bán lẻ theo giờ (độ tuổi khoảng 20 – 25 tuổi), bạn sẽ cần thiết kế quy trình tiếp nhận nhân viên của mình thật cẩn thận để có thể linh động trước khi tiếp nhận họ vào làm việc. Đối với một nhân viên đã lớn tuổi hoặc chuẩn bị nghỉ hưu, một trung tâm tiếp nhận cuộc gọi sẽ là điểm trung chuyển liên lạc cần thiết để nắm bắt tình hình giữa nhân viên đó và doanh nghiệp của bạn. Nếu nhân viên của bạn chủ yếu sử dụng các dịch vụ thẻ thanh toán thay vì giao dịch bằng tiền mặt trực tiếp, hãy xây dựng các quy trình trợ cấp dựa trên điều đó để thuận tiện cho cả nhân viên lẫn doanh nghiệp của bạn.

Chinh Phuc Nhan Vien Voi “Quy Ho Tro Vuot Kho” Thong Minh 2
Chinh Phục Nhân Viên Với “Quỹ Hỗ Trợ Vượt Khó” Thông Minh Của Doanh Nghiệp

2. Tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp

Trong những hoàn cảnh khó khăn mang tính cấp bách, hãy đánh giá lại các nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp để thấy rằng, bạn có thể tăng thêm số lượng nhân viên, cải tiến các công nghệ hoặc quy trình đã có với mục đích gì. Những tình nguyện viên có kỹ năng có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí về những công việc như thiết kế web hoặc quản lý cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp.

Chinh Phuc Nhan Vien Voi “Quy Ho Tro Vuot Kho” Thong Minh 3
Chinh Phục Nhân Viên Với “Quỹ Hỗ Trợ Vượt Khó” Thông Minh Của Doanh Nghiệp

Xem thêm: Chiến lược sử dụng mạng lưới liên lạc để ứng phó với đại dịch Covid-19 cho các doanh nhân

3. Hãy phản ứng nhanh nhẹn và có định hướng rõ ràng trong mọi tình huống

Với việc phải triển khai các giải pháp xử lý khó khăn ngay lập tức, các quy trình và giải pháp của bạn có thể sẽ không hoàn hảo ngay từ ban đầu. Hãy bình tĩnh và mở rộng suy nghĩ cũng như cách đánh giá vấn đề của bạn. Hãy luôn lắng nghe thật cẩn thận về những gì mà các nhân viên của bạn đang mong muốn và cố gắng đáp ứng họ ở một chừng mực tốt nhất có thể. Đừng quá câu nệ các vấn đề về thủ tục, quy trình trong lúc nhân viên của bạn đang gặp hoàn cảnh khó khăn. Điều quan trọng nhất là hãy quan tâm và hỗ trợ để họ vượt qua khó khăn càng sớm càng tốt, rồi bạn mới nên suy nghĩ tới việc tối ưu hóa quy trình, thủ tục sau.

Chinh Phuc Nhan Vien Voi “Quy Ho Tro Vuot Kho” Thong Minh 4
Chinh Phục Nhân Viên Với “Quỹ Hỗ Trợ Vượt Khó” Thông Minh Của Doanh Nghiệp

4. Đặt sự đồng cảm lên hàng đầu

Một yếu tố rất quan trọng để biết được các nhân viên của bạn đang tìm kiếm sự giúp đỡ, đó chính là những biểu hiện căng thẳng, thể hiện qua sự không chắc chắn và lo lắng khi đưa ra các quyết định. Đối với nhiều người, yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác thực sự rất khó khăn vì điều đó đồng thời cũng tạo ra cảm giác xấu hổ. Không ai muốn nghĩ rằng, “Tôi cần được giúp đỡ theo kiểu từ thiện”; và bởi lý do đó, sẽ rất cần thiết khi bạn định vị một cách đúng đắn rằng, “sự trợ giúp” giống như một điều cần thiết hiển nhiên, luôn có sẵn dành cho bất kỳ ai trong doanh nghiệp của bạn nếu họ đang gặp khó khăn. Bất cứ ai giao tiếp với nhân viên đang gặp hoàn cảnh khó khăn trong doanh nghiệp đều nên đặt sự tôn trọng lên hàng đầu.

Chinh Phuc Nhan Vien Voi “Quy Ho Tro Vuot Kho” Thong Minh 5
Chinh Phục Nhân Viên Với “Quỹ Hỗ Trợ Vượt Khó” Thông Minh Của Doanh Nghiệp

Trong cuộc sống, ai rồi cũng sẽ có lúc phải đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, thay vì cố gắng chịu đựng và vượt qua mọi thứ một mình, chúng ta đều xứng đáng nhận được sự trợ giúp đáng quý từ những người xung quanh. Một “Quỹ hỗ trợ vượt khó” thông minh của doanh nghiệp, sẽ luôn là động lực tuyệt vời để những nhân viên cảm thấy được tôn trọng và yêu thương, đồng thời thúc đẩy họ cố gắng nỗ lực đạt được hiệu suất công việc ngày càng cao hơn nữa.

Jenny Calvert Rodriguez
Người dịch – Thái Thịnh

Nguồn: https://hbr.org/2020/05/employee-hardship-funds-help-companies-help-their-people

Bạn còn chần chừ gì?

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay