Đại dịch COVID-19 ở Việt Nam đã phần nào qua đi, nhưng những ảnh hưởng nặng nề mà nó để lại cho nền kinh tế trên cả nước vô cùng đáng lo ngại. Vì vậy mà các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, đều đang nỗ lực để vượt qua tình thế khó khăn chung.
Để giảm thiểu tối đa mức độ thiệt hại đối với doanh nghiệp của bạn, hãy cùng tìm hiểu những sách lược quan trọng qua bài viết này.
Trên phương diện quốc tế, đại dịch COVID-19 giống như một “cơn sóng thần” đang phá hủy và nhấn chìm nền kinh tế của toàn thế giới. Những ngành kinh tế dịch vụ như hàng không, du lịch, cho tới thể thao cũng như các sự kiện lớn về lĩnh vực này trong thời gian sắp tới, tất cả đều chịu những ảnh hưởng nặng nề theo những mặt quan trọng khác nhau. Trên mặt trận chống dịch COVID-19, nhiều quốc gia buộc phải đưa ra các lệnh cấm về du lịch để ngăn virus phát tán và lây lan, đồng thời, các tổ chức y tế cũng đang chuẩn bị để đối phó với những viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra. Trong bối cảnh khủng hoảng về mọi mặt như thế này, thật khó để luôn giữ được sự bình tĩnh và tinh thần lạc quan cho một “cái đầu lạnh”. Tuy nhiên, thật may vì “giữ bình tĩnh dưới mọi áp lực” từ trước đến nay đã luôn là một yêu cầu đối với mọi lãnh đạo trong bất cứ doanh nghiệp nào.
Hãy chủ động ngay lập tức, từ chính thời điểm này, để đưa doanh nghiệp của mình vào vị trí an toàn nhất có thể, làm nền tảng để trụ vững và hồi phục nhanh chóng hậu khủng hoảng. 4 sách lược dưới đây sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn chuyên sâu nhằm thúc đẩy doanh nghiệp của bạn phục hồi nhanh chóng sau đại dịch COVID-19.
1. Hãy tìm hiểu xem COVID-19 đã tác động tới khách hàng của bạn ra sao
Đối với mỗi ngành nghề và lĩnh vực công việc khác nhau mà bạn tham gia, khách hàng của bạn có thể sẽ chịu những tác động tiêu cực nhất định có liên quan tới COVID-19. Hãy xem xét và đánh giá một cách thực tế rằng: COVID-19 đang ảnh hưởng đến khách hàng ra sao, và bạn có thể làm gì để giúp đỡ họ? Từ đó, bạn hãy cân nhắc điều chỉnh công việc bán hàng và tạo dựng kế hoạch marketing để có thể đẩy lùi sự lo lắng của khách hàng. Những gợi ý về sự âu lo của khách hàng mà bạn có thể tham khảo:
• Lo lắng về gián đoạn chuỗi cung ứng
• Lo lắng về cách quản lý nhân viên trong hoàn cảnh mà mọi người phải làm việc tại nhà
• Lo lắng về hạn chế đi lại
• Khó chịu với sự mơ hồ của thị trường nói chung và nhu cầu bị đình trệ
• Lo lắng về cách quản lý dòng tiền
• Lo lắng vì sự thiếu hụt hàng có sẵn hoặc nguồn cung cấp, vì những người tiêu dùng hoảng loạn mua hàng để dự trữ
COVID-19 càng lúc càng kéo dài sẽ khiến cho những nỗi lo trong lòng khách hàng của bạn ngày càng chồng chất và rất khó để giải quyết. Là chủ doanh nghiệp, hãy tìm cách định vị lại các sản phẩm và dịch vụ của mình, dùng nó để giúp khách hàng giải quyết được những nỗi lo mà họ phải đối mặt.
Ví dụ cụ thể: Nếu bạn kinh doanh mặt hàng là phần mềm hội nghị truyền hình (video-conferencing), thì đây là thời cơ để bạn đưa ra những gợi ý giúp khách hàng điều khiển và nắm bắt quy trình làm việc từ xa của họ. Nếu bạn đang kinh doanh ở mảng hậu cần, thì lúc này đây là thời điểm rất phù hợp khi tiếp xúc với khách hàng, mang tới các giải pháp khả thi nhằm điều chỉnh hướng đi cho các vấn đề mới nhất, có ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng trên toàn cầu.
2. Nắm bắt thông tin về những kênh bán hàng mới
Ở nhiều quốc gia, kể cả khi đã ban bố lệnh phong tỏa, mọi người dân ở đó vẫn sẽ luôn cần và muốn mua sắm.Vì vậy, hãy sáng tạo cơ hội để chinh phục thị trường qua các kênh bán hàng mới.
Ví dụ cụ thể: Nếu COVID-19 khiến lượng khách hàng đến doanh nghiệp bán lẻ bị tụt giảm mạnh, bạn hãy tìm hướng mở rộng những dịch vụ về ngành thương mại điện tử. Nhiều hệ thống nhà hàng ở Trung Quốc phải chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ về lượng khách hàng tại cửa hàng, do đó họ đã chuyển qua kinh doanh với phong cách bữa ăn mang đi.
Bạn có thể đẩy mạnh marketing và bán hàng online không? Bạn có thể tăng thêm nhiều độ tương tác trên mạng xã hội thay vì bán hàng trực tiếp không? Rất nhiều công ty B2B (Business to Business) đã thu được thành công bước đầu từ hướng suy nghĩ này.
Xem thêm: Chinh phục nhân viên với “Quỹ hỗ trợ vượt khó” của doanh nghiệp
3. Đầu tư các khoản dài hạn vào doanh nghiệp.
Khi doanhh nghiệp của bạn hoạt động với cơ chế dạng B2B, COVID-19 có thể là cơ hội để bạn đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp. Đặc biệt nếu các mục tiêu ngắn hạn của công ty đang bị đình trệ, đây sẽ là lúc bạn đánh giá lại cách vận hành, nền tảng và quy trình của công ty và thực hiện một số kế hoạch chiến lược dài hạn.
Bên cạnh đó, nếu kế hoạch của bạn có vài triển vọng lớn từ bên trong, thì giờ là cơ hội tốt để bạn tập trung hơn nữa vào quản lý khách hàng tiềm năng, cũng như nuôi dưỡng các cơ hội dài hạn đó. Hãy cứ dõi theo khách hàng tiềm năng, giúp đỡ họ khi cần và sẵn sàng cho họ biết rằng bạn đang lên kế hoạch dự phòng cho các tình huống bất ngờ. Hãy cứ tiếp tục hỗ trợ khách hàng tiềm năng với một tầm nhìn xa, kể cả đó là khi mà những kế hoạch ngắn hạn đang tệ đi.
4. Sẵn sàng chuẩn bị cho những nhu cầu bị dồn nén
Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã cho chúng ta thấy bài học về sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 là, nó có thể diễn biến nhanh hơn chúng ta dự kiến. Nếu bạn vội vàng cắt giảm, thu hẹp quá nhiều phương diện trong doanh nghiệp của mình, có thể bạn sẽ không còn khả năng phục hồi tốt sau khủng hoảng. Vì vậy, hãy luôn giữ bình tĩnh và chuẩn bị cho mọi tình huống về nhu cầu của khách hàng sắp tới. Thách thức và khủng hoảng là điều mà các doanh nghiệp dù sớm hay muộn cũng sẽ phải tự mình đối mặt. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể dũng cảm đối mặt, tìm ra phương hướng để thích nghi, rồi từ đó nắm bắt những cơ hội để phục hồi nhanh chóng, kể cả đó là cuộc đại khủng hoảng như COVID-19.
Nguồn: Sưu tầm.