8 vấn đề quan trọng cần lưu ý của mỗi kế hoạch tiếp thị – eSmart

8 vấn đề quan trọng cần lưu ý của mỗi kế hoạch tiếp thị

Nếu bạn đã chọn vào ngành tiếp thị, thì cho dù đang học hay tốt nghiệp rồi, bạn hẳn cũng sẽ biết đến yếu tố 4P (Product, Price, Promotion, Place) của tiếp thị. Các yếu tố 4P ấy đã dẫn đến sự hình thành yếu tố 4C (Customer solution, Customer cost,  Convenience, Communication). Tôi tin rằng tất cả 8 yếu tố này là rất quan trọng đối với bất kỳ kế hoạch tiếp thị nào, thậm chí còn hơn cả việc phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities and Threats). Dưới đây là những hướng dẫn ngắn gọn về 8 yếu tố mà mỗi kế hoạch tiếp thị nên lưu ý.

1. Sản phẩm

Trước khi ra đời một sản phẩm, bạn phải hiểu được nhu cầu của phân khúc khách hàng mà bạn hướng đến để có những bước điều chỉnh thích hợp cho sản phẩm mà bạn muốn bán. Sản phẩm của bạn càng gần với nhu cầu khách hàng bao nhiêu thì lợi ích thu được của bạn cũng sẽ lớn bấy nhiêu. Ngoài ra, trong kế hoạch tiếp thị, hãy tập trung vào những nét đặc trưng riêng sản phẩm/dịch vụ của bạn thay vì các điểm giống nhau của các doanh nghiệp khác trên thị trường.

2. Giá cả

Trong nghiên cứu ban đầu bạn thực hiện cho kế hoạch kinh doanh của mình, bạn nên đưa ra những câu hỏi về cơ cấu giá cả của mình. Đây là một điều rất quan trọng để có thể cạnh tranh một cách tốt nhất mà không làm suy giảm giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

3. Quảng cáo

Các bạn đã xem xét đến chiến lược quảng cáo của mình? Bạn đã có một chiến lược PR? Và bạn sẽ đề ra chiến lược nào để thu hút người tiêu dùng? Câu hỏi chính mà bạn cần trả lời ở đây là, làm thế nào mọi người sẽ biết đến sản phẩm của tôi, và tại sao họ lại muốn thử nó.

4. Địa điểm

Trong kế hoạch tiếp thị của bạn cần cân nhắc đến địa điểm mà bạn sẽ bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Hãy chắc chắn bạn đã xem xét các ưu và khuyết điểm của một của hàng trực tuyến thay vì tiếp cận theo cách truyền thống xây dựng các trụ sở doanh nghiệp. Hơn nữa, đối với những công ty chuyên cung cấp dịch vụ thì nên đặt trụ sở ở những nơi khách hàng thường lui tới. Tốt nhất là ở trung tâm hoặc nếu không thì cũng phải là những nơi dễ kiếm, đông dân cư bởi chẳng ai muốn phải tốn thời gian quá lâu chỉ để kiếm một cái địa chỉ.

Xem thêm: Vì sao công ty của bạn cần có một thương hiệu tốt?

5. Giải pháp cho khách hàng

Bất cứ khi nào tôi tham khảo ý kiến với một khách hàng, tôi đều đưa họ những câu hỏi này. Hãy suy nghĩ về khách hàng mục tiêu của bạn. Họ là những người như thế nào? Họ mua sắm, đi chơi ở đâu? Họ có sử dụng các trang mạng xã hội? Nếu có thì họ thích truy cập vào những trang nào? Hãy dựa vào những câu hỏi ấy và tạo cho mình một hồ sơ cá nhân khách hàng tiềm năng của bạn. Thậm chí, hãy đặt mình vào suy nghĩ của họ. Hãy tự hỏi bản thân rằng, liệu Rose có thích bài quảng cáo mới này?

6. Chi phí của khách hàng

Có một cơ cấu giá cạnh tranh là chưa đủ. Hãy suy nghĩ xem sản phẩm và dịch vụ của bạn sẽ phát sinh thêm những chi phí nào đối với khách hàng? Các loại phí như phí vận hành, bảo hành hoặc chi phí cho các vật dụng đi cùng sản phẩm ấy. Ví dụ, khi mua một chiếc xe khách hàng sẽ phải tốn thêm phí xăng dầu. Một trong những lí do lớn khiến họ quyết định chọn mua một chiếc xe là liệu nó có hao xăng hay không. Vậy nên nếu bạn không quan tâm đến điều này và sản xuất ra một chiếc xe vô cùng tốn xăng thì hẳn bạn sẽ không thu được bao nhiêu lợi nhuận đâu hoặc tệ hơn là lỗ vốn.

7. Sự tiện ích

Một kế hoạch tiếp thị tốt phải đề ra được những phương thức phân phối sản phẩm tiện lợi nhất cho khách hàng. Không chỉ có những cửa hàng cho những ai muốn đến thử và mua trực tiếp mà còn phải có các kênh mua sắm trực tuyến để phục vụ nhóm khách hàng ở xa hoặc ngại ra đường. Càng dễ thanh toán và mua hàng bao nhiêu thì càng có lợi cho doanh nghiệp của bạn.

8. Sự tương tác

Không ai thích những cuộc giao tiếp một chiều cả và quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng thế. Nếu chỉ có một mình bạn gửi đi thông điệp, quảng cáo, chi phối mọi thứ thì sẽ khiến khách hàng rất phản cảm và khó chịu. Họ cũng muốn được phản hồi, chia sẻ quan điểm của mình về các sản phẩm/dịch vụ của bạn. Chính họ là người chi trả cho những điều ấy nên họ muốn được thấu hiểu, lắng nghe và đảm bảo rằng thương hiệu sẽ có hướng điều chỉnh thích hợp để có thể đáp ứng nhu cầu của họ tốt hơn. Một doanh nghiệp biết chăm sóc khách hàng sẽ dễ dàng nhận được sự yêu thích và trung thành của họ.

Tìm hiểu thêm: https://atpsoftware.vn/khai-niem-4p-va-4c-trong-marketing-kien-thuc-de-lam-marketing-hieu-qua.html

Bạn còn chần chừ gì?

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay