Networking (xây dựng mối quan hệ) thực ra rất đơn giản, rất có thể bạn đang networking mà không hề nhận ra. Networking xuất hiện dưới nhiều hình thức, từ việc gặp gỡ người bạn cũ, cà phê một lúc để hỏi han về việc học ở trường, hay việc bố của đứa bạn thân nói vài lời với ông sếp ở công ty về bạn, tới việc gặp gỡ các anh chị học khoá trên đã đi làm để tìm hiểu về một nghề nghiệp nào đó…
Có rất nhiều cách để xác định xem ai là người chúng ta có thể networking: hội sinh viên, gia đình, họ hàng, bạn bè, cha mẹ của bạn bè, các thầy cô giáo trong trường đại học, sếp cũ, đồng nghiệp cũ, thành viên các câu lạc bộ mà bạn tham gia…

Những người này có thể cho bạn biết:
- Đi làm ở một công ty/tổ chức, trong một lĩnh vực là như thế nào (từ quan điểm của họ, tất nhiên!). Có thể cho bạn biết lĩnh vực đó đã thay đổi ra sao và họ nhìn thấy gì ở tương lai.
- Bạn cần phải có những kỹ năng và học vấn gì để có thể tham gia và thành công trong một lĩnh vực.
- Những thông tin nội bộ về các khoá học/đào tạo nhất định. Những thông tin quý báu và xác thực chỉ có người trong cuộc mới biết về một công ty/tổ chức. Họ là ví dụ chân thực về thực tế làm việc. Có khi những người bạn đang tiến hành phỏng vấn thông tin sẽ đề nghị một chỗ làm việc khác phù hợp với bạn hơn Nếu thế, đó thực sự là một thuận lợi cho bạn.
Xây dựng các mối quan hệ của mình là điều mà mọi người đều nên làm, đặc biệt là các doanh nhân, nhưng chúng ta thường e ngại nó. Dưới đây là 16 cách nhanh chóng, thủ thuật đơn giản để giúp bạn trở thành một chuyên gia trong việc tạo lập và quản lý các kết nối với các mối quan hệ của mình.
Xem thêm: Cách những người thành công xây dựng mạng lưới quan hệ

1. Hãy tìm hiểu ý nghĩa thật sự của networking.
2. Hãy bắt đầu với các liên hệ hiện tại của bạn. Kết nối Networking không nhất thiết có nghĩa là bạn phải tích cực theo đuổi các mối quan hệ mới. Nuôi dưỡng những gì bạn đã có và đầu tư vào những mối quan hệ đang hiện hữu trước nhất.
3. Thậm chí ngay cả khi bạn nghĩ bạn không cần Networking thì bạn vẫn cần nó. Bạn không bao giờ biết khi nào bạn sẽ cần một ai đó giúp bạn kết nối với người khác. Thật không thích hợp nếu yêu cầu một ai đó giúp đỡ bạn khi bạn đã không nói chuyện với anh ấy/cô ấy trong một thời gian dài, nhưng bây giờ bạn bỗng dưng yêu cầu một cách đơn giản rằng bạn cần giúp đỡ.
4. Hãy suy nghĩ về Networking như một trò ghép hình mà bạn đang chắp vá từng mảnh lại với nhau. Những gì bạn đang cần mà người khác đang có và làm thế nào để bạn sử dụng các nguồn tài nguyên của bạn để có thể có được nó?
5. Đừng rải namecard của bạn một cách vung vãi. Chúng ta đều biết rằng ngay khi bạn quay lưng đi, đa phần những người mới gặp sẽ chẳng mảy may nhớ đến namecard của bạn hay thậm chí là vứt nó đi. Đó không phải là một cách lịch sự để có được các mối quan hệ và một số liên lạc mới. Chỉ trao namecard của bạn sau những cuộc trò chuyện và hãy hỏi namecard của đối phương trước.
6. Ghi nhớ những người bạn gặp là điều rất cần thiết. Sức mạnh của Networking là các mối quan hệ mà những người bạn quen biết có được, không phải lúc nào cũng liên lạc trực tiếp, đó là sức mạnh của sự giới thiệu, những trao đổi trung gian. Hãy đặt ra những mong đợi. Hãy để mọi người biết làm thế nào và khi nào bạn sẽ liên hệ với họ (và sau đó hãy làm điều đó).
7. Hãy hỏi những câu hỏi sâu xa hơn, “Bạn sẽ làm gì?” Khi có thể, hãy bắt đầu cuộc trò chuyện với những câu hỏi mang tính cá nhân, không nhất thiết phải là nghề nghiệp và công việc của họ. Cố gắng nhận biết họ và tìm ra những điểm chung. Họ sẽ có xu hướng nhớ những trao đổi về những mối tương quan giữa hai người nhất.
8. Tạo các liên kết trên cuốn lịch của bạn (hay tiện hơn là trên điện thoại). Trong lịch của bạn, tạo ra các tập tin về các cuộc gặp hàng tháng với danh sách những người bạn đã gặp và với người mà bạn muốn giữ liên lạc. Để mối quan hệ của bạn luôn “tươi mới” và bạn có thể liên hệ ngay lập tức khi bạn cần, hãy tạo ra các kế hoạch kết nối lại hàng tháng để châm ngòi cho việc bạn tiếp cận với họ trong tương lai hay hâm nóng những mối quan hệ đã nguội. Hãy tương tác với họ khi bạn có một bài viết thú vị để chia sẻ, muốn hỏi thăm xem họ như thế nào, hoặc hỏi về chuyến đi mới nhất của họ, v.v. Hãy để mọi người biết bạn sẽ giữ liên lạc hàng tháng hoặc lâu hơn, và sau đó hãy chắc chắn rằng bạn thực hiện điều đó.
9. Nhớ ngày sinh nhật (và những thứ nhỏ bé)! Nếu đối tượng của bạn có một cuộc họp quan trọng hoặc một đề nghị lớn, hãy luôn nhớ và liên hệ với họ để chúc họ những lời chúc may mắn và hỏi thăm khi mọi việc đã kết thúc. Điều đó sẽ cực kì ý nghĩa đối với họ.
10. Hãy cụ thể khi mô tả các mục tiêu lý tưởng của bạn.
11. Hãy hỏi họ những gì họ cần. Sau đó cố gắng để cung cấp nó bằng cách nhờ sự trợ giúp của một người nào đó mà bạn biết và tin tưởng.
12. Để có thể xây dựng một mối quan hệ vững chắc hãy cho đi trước – mà không mong đợi sự đền đáp.
13. Sử dụng mạng xã hội! Liên kết với các mối quan hệ mới và cũ, lướt qua bạn bè của họ, và nhờ họ giới thiệu cho bạn nếu có thể.
14. Hãy nhớ rằng tại một sự kiện giao lưu, tất cả mọi người ở đó để gặp gỡ những người mới. Đi một mình và tiến tới giao tiếp với những người lạ là mấu chốt của sự kiện. Mọi người đều có những nhu cầu riêng. Hãy chủ động.
15. Hãy tự hỏi, “Tại sao họ nên quan tâm tới vần đề của mình?” Bạn có biết làm thế nào để mô tả bản thân hoặc doanh nghiệp của bạn trong một câu nào đó mà chứng tỏ được một số giá trị cho người nghe? Hoặc, bạn có thể giải thích nó và vì vậy mà họ có thể quan tâm và tiếp tục cuộc nói chuyện? Ví dụ: Tôi giúp mọi người để ________.
16. Hãy lắng nghe nhiều hơn nói. Người ta thích nói về mình, và bạn không thể tìm hiểu về những người khác nếu tất cả những gì bạn làm là nói – nói – nói.
Không ai có thể tồn tại nếu không có những mối quan hệ. Hãy nắm lấy nó, tìm thấy niềm vui trong đó, và nó sẽ phục vụ bạn như một một cách hữu dụng nhất.
Nguồn tham khảo