9 Kiểu người không bao giờ thành công – eSmart

9 Kiểu người không bao giờ thành công

Kiến thức sẽ nhanh chóng tụt hậu trong sự quá trình đi đến sự thành công. Nhà kinh tế học tại trường Harvard – David Deming đã nghiên cứu hành vi làm việc và tiến trình phát triển sự nghiệp của con người từ năm 1980 và nhận ra rằng vai trò của kỹ năng xã hội đã tăng lên đến 24%. Deming cũng nhận thấy rằng tỷ lê tăng lương nhiều nhất thường tập trung vào các công việc liên quan nhiều đến kỹ năng xã hội.

Với vai trò ngày càng nổi bật của kỹ năng xã hội, những cá nhân yếu kém về khoản này bỗng trở nên lạc lõng trong công việc. Chúng ta thường bắt gặp một số loại người như sau: Dạng người không ngừng la ó trong khi bạn đang cố gắng chạy Deadline, dạng người trắng trợn lấy ý tưởng của bạn hoặc dạng người vô tâm rời bỏ công việc trong khi các thành viên đang chạy dự án xuyên đêm để chỉnh sửa những lỗi sai của họ…

Có rất nhiều người thông minh, tuy nhiên họ thường xuyên làm những điều làm phật lòng hoặc gây khó chịu cho nhiều người khác. Sự yếu kém về nhận thức và kỹ năng xã hội chính là những bất lợi lớn cho con đường sự nghiệp của họ.

Kỹ năng xã hội và sự tự nhận thức chính là những vấn đề thuộc về EQ (Chỉ số cảm xúc) và một cuộc nghiên cứu TalentSmart với hơn 1 triệu người đã cho thấy EQ chiếm tỉ trọng 58% trong hiệu suất công việc. Những người có EQ thấp thường chịu một bất lợi đáng kể.

Có nhiều người chỉ vì sự yếu kém về EQ đã có những tác động xấu đến sự nghiệp tương lai. Tuy nhiên, bằng cách học tập và rèn luyện, bạn sẽ phát triển và rộng mở con đường nghề nghiệp. Bài viết này sẽ xác định từng kiểu người sẽ chẳng bao giờ thành công trong sự nghiệp và có thể bạn sẽ thấy một phần của bản thân nằm trong danh sách được liệt kê dưới đây.

1. Người hèn nhát

Nỗi sợ hãi chính là một động lực rất lớn. Đây là lý do tại sao các ứng viên tranh cử tổng thống thường nói với rằng các đối thủ của họ sẽ phá hủy nền kinh tế. Tại nơi làm việc, những người chứa đựng nỗi sợ hãi thường có những hành vi không đứng đắn. Những đồng nghiệp hèn nhát thường nhanh chóng đổ lỗi cho người khác và che giấu đi những sai lầm của mình và họ không bao giờ dám đứng về phía đúng.

2. Người giám ngục

Trong loạt truyện Harry Potter của L.K. Rowling, Giám ngục là những nhân vật tà ác chuyên hút hồn người ra khỏi cơ thể, để lại là những thể xác lạnh lẽo của con người. Bất kể khi nào tên giám ngục bước vào phòng, không khí trở nên tối tăm và hiu quạnh, và mọi người bắt đầu gợi nhớ và liên tưởng đến những hồi ức không mấy tốt đẹp. Rowling nói rằng cô ấy phác họa hình ảnh tên giám ngục dựa trên những người tiêu cực – thể loại người mà chỉ cần họ bước vào phòng thì ngay lập tức căn phòng đó bỗng dung mất hẳn sức sống. Những người giám ngục lấy đi nhịp sống tại nơi làm việc bằng cách áp đặt sự bi quan và tiêu cực lên tất cả mọi người. Họ luôn có khả năng tiêm nỗi sợ hãi và lo lắng vào những tình huống ôn hòa nhất.

3. Người kiêu ngạo

Kiêu ngạo được biết tới là một sự tự tin quá đáng, nó luôn che đậy những điều không an toàn bên trong. Một nghiên cứu của Đại học Akron phát hiện ra rằng kiêu ngạo có liên quan đến hàng loạt vấn đề tại nơi làm việc. Người kiêu ngọa có xu hướng thể hiện thấp hơn nhưng lại thường xuyên có cảm giác không hài lòng và có nhiều vấn đề về nhận thức hơn người bình thường.

4. Người tư tưởng

Người tư tưởng thường chọn con đường có ít sự kháng cự nhất và bản thân trở nên nổi bật vì đã tuyên truyền được tư tưởng “Đây là cách thức mà chúng ta đã thành công”. Nếu bạn đang cảm thấy mình đang bị dẫn dắt và tẩy não với mọi điều mà mọi người xung quanh đều tin tưởng, hãy cẩn thận, hiện trạng sẽ không bao giờ dẫn đến sự vĩ đại.

5. Người thay đổi nhất thời

Người thay đổi nhất thời thường có thói quen nhanh chóng đổ lỗi cho sự thất bại là vì một lý do phổ biến – thiếu các cơ hội. Đôi lúc họ có thể sẽ may mắn đạt được một thành công nào đó. Tuy nhiên, họ sẽ không nhận ra rằng thái độ sẽ thay đổi họ nhất thời, nhưng sẽ không thay đổi được tình cảnh của họ.

6. Người thất thường

Có kha khá người thường không kiểm soát được cảm xúc của mình. Họ sẽ kéo theo cảm xúc cá nhân vào công việc và ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến bạn. Đối diện với điều đó, bạn sẽ có cảm giác rằng chính mình là nguyên nhân duy nhất khiến họ như vậy, điều này thực sự rất khó chịu. Người thất thường sẽ làm việc không hiệu quả vì cảm xúc luôn xen lẫn vào trong quá trình làm việc dẫn đến việc thiếu tự chủ sẽ dần dần gây tiêu cực đến các mối quan hệ của họ.

7. Nạn nhân

Những người nạn nhân thật khó để nhận dạng vì bạn đã quá thấu cảm với những vấn đề của họ. Nhưng qua thời gian, bạn bắt đầu nhận ra vấn đề của họ chủ yếu là thời gian. Nạn nhân thường đẩy đưa trách nhiệm cá nhân, và biện đó không phải là trách nhiệm hoặc lỗi của mình. Họ không nhận ra rằng thời gian khó khăn chính là cơ hội để học hỏi và trưởng thành, thay vì đó họ bỏ cuộc.

7. Người dễ mến

Đối với những người dễ mến, có đôi lúc bạn thật sự không thể giúp được họ nhưng vẫn mang cảm giác bứt rứt hoặc cảm thấy có lỗi. Bạn có thể đàm phán mức lương của mình, bạn có thể nói không và đặt câu hỏi về cách mọi việc được thực hiện. Bạn sẽ nhận được nhiều sự tôn trọng hơn nếu thể hiện được bản thân đúng thời điểm.

9. Người nhận lỗi

Kiểu người thiếu tự tin luôn luôn dành sẵn một xin lỗi cho hành động của họ. Họ sợ thất bại và tin rằng xin lỗi là một cách hành động an toàn nhất. Vì thế, lời xin lỗi không cần thiết làm giảm giá trị con người họ và làm họ mất đi sự tin tưởng của người khác. Âm vực của giọng nói và ngôn ngữ cơ thể đóng một phần quan trọng trong việc thể hiện ý tưởng. Nếu trình bày ý tưởng hoặc ý kiến bằng cấu trúc của một câu hỏi thì tệ hại chẳng khác nào như một lời xin lỗi. Khi bạn tin rằng mình đang có một ý tưởng lan tỏa có  giá trị, hãy làm chủ và chia sẻ chúng với một sự tự tin tuyệt đối.

Hãy nhận thức những sai sót của mình thông qua những kiểu mẫu trên và tự giác thay đổi, chắc chắn bạn sẽ thành công trong cuộc sống.

Travis Bradberry
Người dịch – Hải Dâng

Nguồn: https://www.entrepreneur.com/article/279913

Bạn còn chần chừ gì?

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay